Thuốc lá: Thuốc lá mang tác hại xấu tới sức khỏe nói chung và các bệnh lý về tiêu hóa trong đó có bệnh dạ dày. Khi hút thuốc,chất nicotine trong thuốc lá thúc đẩy cơ thể bài tiết acid clohydric và pepsin- đây là hợp chất ăn mòn niêm mạc dạ dày, làm ức chế sự tổng hợp Prostaglandin (chất bảo vệ và phục hồi nêm mạc ,thu hẹp các mạch máu dạ dày,làm tới tổn thương lớp bảo vệ này. Chất nicotine trong thuốc lá cũng khiến cholat có trong mật chảy ra ngoài làm tổn thương dạ dày nghiêm trọng.
Thói quen ăn uống: thói quen ăn uống hàng ngày ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe cũng như bệnh lý dạ dày, việc ăn uống không khoa học cũng là nguyên nhân gây bệnh đau dạ dày.
Ăn nhanh, thức ăn chưa kịp nghiền nát, nước bọt trong khoang miệng chưa kịp trung hòa với thức ăn làm tăng gánh nặng co bóp cho dạ dày. Ngoài ra, khi ăn nhanh, dạ dày chưa kịp truyền tính hiệu cho não bộ, dịch trong dạ dày không kịp tiết ra để tiêu hóa.
Ngủ sau khi ăn: Khi thức ăn chưa kịp tiêu hóa t mà bạn đã đi ngủ, lượng dư thừa phân hủy và lên men trong dạ dày, dẫn tới đầy bụng và đau dạ dày.
Ăn vặt :Thói quen ăn vặt khiến dạ dày lúc nào cũng trong tình trạng hoạt động, lâu dần sẽ khiến dạ dày mệt mỏi, dẫn tới đau dạ dày.
Ăn không đúng bữa: Thói quen ăn uống theo giờ dạ dày sẽ tiết ra dịch vị giúp thức ăn được tiêu hóa tốt hơn , đồng thời cảm giác ngon miệng hơn. Việc ăn uống không giờ giấc, thành dạ dày sẽ co bóp trong tình trạng trống rỗng,lượng axit tiết ra sẽ gây hại cho cơ thể.
Hoạt động ngay sau khi ăn: Khi ăn xon não bộ cần tập trung năng lượng cho dạ dày hoạt động. Vì vậy, nếu hoạt động sau ăn, buộc cơ thể phải “chia sẻ” năng lượng cho các động khác. Khiến quá trình tiêu hóa sẽ bị gián đoạn.
Trái lại,ngủ ngay sau bữa ăn cũng làm cho quá trình tiêu hóa bị ngừng trệ.
Căng thẳng mệt mỏi, các acid HCL sẽ tăng cường tiết dịch trong dạ dày, khiến cho niêm mạc dạ dày bị tổn thương, dẫn tới tình trạng đau dạ dày.
Chất cồn trong bia rượu cực ảnh hưởng xấu tới dạ dày,phá hoại lớp nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày. Hơn nữa, men rượu sau một quá trình sẽ chuyển hóa thành acetaldehyde, khi chất này có quá nhiều trong cơ thể gây tổn thương gan.
Vi khuẩn HP là yếu tố chính gây nên đau dạ dày, gây viêm dạ dày mạn tính, lâu ngày khiến niêm mạc dạ dày bị teo, khả năng tiết acid bị suy giảm, làm tăng nguy cơ ung thư mô tuyến ở bao tử.
Trên đây là những nguyên nhân gây đau dạ dày thường gặp, để phòng ngừa bệnh bạn cần tránh xa những nguyên nhân này, đồng thời kiểm tra sức khỏe định kỳ để kịp thời thay đổi thói quen sinh hoạt phù hợp.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh