Bệnh trào ngược dạ dày thực quản là bệnh lý phổ biến ở đường tiêu hóa. Nguyên nhân trào ngược dạ dày thực quản là do chế độ ăn uống, sinh hoạt không hợp lý. Cùng tìm hiểu về nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp chúng ta biết cách phòng ngừa bệnh hiệu quả.
Khi mắc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, chức năng tiêu hóa bị ảnh hưởng, tạo điều kiện cho các chất dịch dạ dày bị trào ngược lên ống thực quản gây bệnh trào ngược dạ dày, thực quản.
Stress là các trạng thái tâm lý mệt mỏi, căng thẳng thần kinh, áp lực, cơ thể khó chịu… vì thế cũng ảnh hưởng tới quá trình ăn uống và tiêu hóa. Căng thẳng thần kinh kéo dài sẽ làm tăng tiết cortisol, tăng acid trong dạ dày, làm tăng trương lực co bóp của dạ dày, đẩy dịch dạ dày trào ngược lên thực quản.
Căng thẳng thần kinh kéo dài cũng là nguyên nhân chính làm rối loạn nhu động thực quản khiến người bệnh thường xuyên có triệu chứng buồn nôn, đau rát rất khó chịu.
Những người có chế độ ăn uống không khoa học: Ăn quá no, ăn đêm, ăn những thực phẩm chua, thực phẩm lên men và những đồ ăn chế biến sẵn… sẽ gây áp lực cho trương lực của cơ thắt thực quản dưới, dẫn đến cơ này bị yếu, đóng mở bất thường, gây chứng trào ngược.
Trào ngược dạ dày thực quản có thể do một số các dị tật bẩm sinh hoặc do ảnh hưởng từ các bệnh tật khác như: cơ thắt thực quản dưới yếu, bệnh nhân bị sa dạ dày… Ở trẻ nhỏ, trào ngược dạ dày thực quản được có thể là do sinh lý bình thường. Trẻ sẽ có hiện tượng nôn, trớ. Tuy nhiên triệu chứng này sẽ giảm dần khi trẻ lớn hơn và sẽ mất hẳn khi trưởng thành.
Thừa cân béo phì cũng khiến người bệnh dễ mắc trào ngược dạ dày thực quản
Thừa cân – béo phì cũng là một trong nhiều yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Lý do là bởi cân nặng gây áp lực lên dạ dày và cơ thắt thực quản dưới khiến trương lực của nó yếu đi. Chính vì thế mà axit dạ dày và các chất dễ trào ngược hơn.
Trên đây là những nguyên nhân trào ngược dạ dày thực quản. Căn cứ vào các nguyên nhân gây bệnh vừa nêu trên chúng ta sẽ có biện pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả.
Chú ý chế độ ăn uống
Để phòng bệnh trào ngược dạ dày thực quản, chúng ta cần thay đổi chế độ ăn uống hàng ngày. Cần hạn chế các thực phẩm chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ, cà phê, rượu bia… Thay vào đó là những thực phẩm giàu chất xơ và vitamin có trong rau củ quả.
Tránh những thực phẩm đã lên men như dưa, cà muối và những thực phẩm chua như cam, chanh giàu axit. Hạn chế những thực phẩm cay nóng như tỏi, ớt…
Không ăn quá nhiều trong một bữa sẽ làm tăng áp lực cho dạ dày. Tốt nhất nên chia làm nhiều bữa ăn nhỏ. Không nên đi nằm ngay sau khi ăn mà nên đi lại nhẹ nhàng 1 chút để thức ăn dễ được tiêu hóa.
Duy trì cân nặng ở mức độ ổn định
Nếu bạn đang thừa cân hoặc bị béo phì cần giảm cân để phòng tránh nguy cơ mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản.
Tránh căng thẳng, mệt mỏi
Trong khi làm việc cần chú ý tránh căng thẳng, mệt mỏi, làm việc kết hợp nghỉ ngơi phù hợp. Không thức quá khuya, ngủ đúng giờ, đủ giấc để cơ thể thoải mái, đầy đủ năng lượng.
Tích cực vận động
Thường xuyên vận động thể dục thể thao bằng những môn ưa thích như đi bộ, đạp xe, chạy bộ, yoga… sẽ giúp tăng cường sức khỏe, hỗ trợ quá trình tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn. Tuy nhiên không nên tập thể dục ngay sau khi vừa ăn xong.
Trên đây là những nguyên nhân gây trào ngược dạ dày thực quản và cách phòng bệnh hiệu quả. Để tìm hiểu thêm thông tin về bệnh trào ngược dạ dày thực quản, độc giả vui lòng liên hệ tổng đài 1900 558892 hoặc hotline 0904 97 0909 để được tư vấn kỹ lưỡng.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh