Chắc hẳn khá nhiều người chưa thực sự hiểu biết và có cái nhìn tổng quan về loại hormone này. Gastrin vốn được biết đến là hormone tồn tại ở dạng polypeptide. Thông thường, chúng được tìm thấy ở các cơ quan thuộc hệ tiêu hóa.
Hormone Gastrin có vai trò quan trọng đối với hoạt động của hệ tiêu hóa
Vậy hormone Gastrin đóng vai trò như thế nào đối với quá trình tiêu hóa trong cơ thể người? Có thể nói, nhiệm vụ chính của loại hormone này đó là kích thích quá trình sản sinh, giải phóng HCl vào trong dạ dày. Bên cạnh đó, nhờ sự có mặt của Gastrin, niêm mạc dạ dày và nhu động dạ dày phát triển nhanh chóng, đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Ngoài ra, khi dạ dày tăng tiết axit thì quá trình bài tiết gastrin sẽ hoạt động theo cơ chế điều hòa ngược.
Bên cạnh đó, các bác sĩ cũng chỉ ra rằng, hormone Gastrin có chức năng tương tự như chất khử trùng. Nhờ vậy, chúng có khả năng loại bỏ vi khuẩn tấn công và gây ra tổn thương trong dạ dày.
Ngoài ra, khả năng hấp thụ thức ăn của mỗi người cũng được đảm bảo khi cơ thể sản sinh lượng hormone Gastrin cần thiết. Lúc này, kho mật, tuyến tụy trở nên rộng và chúng bắt đầu tiết enzym, tăng khả năng hấp thụ thức ăn của ruột non.
Như vậy, đây là dạng hormone cực kỳ cần thiết đối với cơ thể, đặc biệt với cơ quan tiêu hóa. Mọi người nên chủ động đi kiểm tra nồng độ hormone Gastrin trong cơ thể để đảm bảo hệ tiêu hóa hoạt động ổn định.
Một số người phải đối mặt với tình trạng tăng tiết Gastrin
Hiện nay, khá nhiều người phải đối mặt với tình trạng tăng tiết Gastrin, chức năng của hệ tiêu hóa sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều. Thông thường, hiện tượng này xảy ra khi cơ thể mắc một số bệnh lý liên quan tới khả năng tiêu hóa.
Một số căn bệnh có thể gây tăng tiết Gastrin đó là: bệnh loét dạ dày, chứng Zollinger - Ellison. Ngoài ra, những bệnh nhân mắc ung thư tế bào tiết Gastrin cũng phải đối mặt với tình trạng kể trên. Nếu phát hiện hệ tiêu hóa đang bị tổn thương như vậy, chúng ta nên điều trị càng sớm càng tốt, tránh những biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra. Với người già thì tình trạng tăng gastrin có thể do sinh lý. Một số bệnh lý khác có thể gây nên tình trạng này như thận mạn tính, viêm khớp dạng thấp, tiểu đường,...
Có thể nói, việc theo dõi nồng độ hormone Gastrin trong cơ thể là điều cực kỳ cần thiết nhằm chẩn đoán các bệnh lý gây bài tiết gastrin bất thường. Đó là lý do vì sao mọi người khá quan tâm tới việc kiểm tra nồng độ hormone Gastrin. Vậy xét nghiệm này cho biết những vấn đề gì?
Thông thường, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra lượng Gastrin trong cơ thể bệnh nhân bằng cách xét nghiệm máu. Dựa vào kết quả kiểm tra, chúng ta có thể đánh giá được lượng hormone Gastrin trong cơ thể có đảm bảo hay không?
Đa số bệnh nhân đều gặp phải tình trạng tăng tiết Gastrin, tức là lượng hormone trong cơ thể quá mức. Bên cạnh đó, số ít người đối mặt với tình trạng lượng Gastrin quá thấp, tuy nhiên trường hợp này khá hiếm gặp.
Thế nào là kiểm tra nồng độ hormone Gastrin?
Nếu bạn đang có dấu hiệu bị rối loạn tiêu hóa, thường xuyên tiêu chảy hoặc bị đau dạ dày khi nghi ngờ đó là những bệnh lý làm tăng bài tiết gastrin bất thường, hãy đi xét nghiệm kiểm tra lượng hormone Gastrin trong cơ thể sớm. Đây có thể là triệu chứng của một số bệnh liên quan tới đường tiêu hóa, đặc biệt là tình trạng loét dạ dày hoặc thiếu máu ác tính Biermer,…
Trong trường hợp bệnh nhân đã từng phẫu thuật cắt bỏ khối u sản sinh ra quá nhiều Gastrin, các xét nghiệm kiểm tra nồng độ hormone Gastrin cũng nên diễn ra đều đặn. Nhờ vậy bác sĩ sẽ theo dõi được hiệu quả điều trị, liệu khối u có tái phát hay không,…
Một trong những vấn đề được mọi người quan tâm hàng đầu đó là quy trình xét nghiệm kiểm tra lượng hormone Gastrin trong cơ thể. Khi nắm rõ được các bước làm, bạn có thể chuẩn bị kỹ càng, đảm bảo kết quả xét nghiệm chính xác nhất.
Trước khi đi kiểm tra nồng độ hormone Gastrin, bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân nhịn ăn ít nhất 12 tiếng để không làm ảnh hưởng tới kết quả xét nghiệm. Trong thời gian nhịn ăn, mọi người nên tuân thủ các quy định, ví dụ như không sử dụng rượu bia trong khoảng 24 tiếng, bệnh nhân có thể uống nước lọc.
Đối với những người đang điều trị hoặc uống thuốc có liên quan tới dạ dày, bạn hãy thông báo, trao đổi với bác sĩ trước khi xét nghiệm. Đặc biệt, bệnh nhân đã từng mắc bệnh tiểu đường, người chuẩn bị phẫu thuật dạ dày tá tràng cũng cần thông báo với bác sĩ. Đây là những thông tin quan trọng, giúp bác sĩ lựa chọn phương pháp chẩn đoán phù hợp, chính xác nhất cho bạn.
Nếu có những dấu hiệu bất thường, bạn nên đi xét nghiệm sớm
Như đã phân tích ở trên, đây là một loại xét nghiệm máu đơn giản, vì vậy bạn không cần lo lắng trong quá trình thực hiện. Sau khi kiểm tra, nếu nồng độ Gastrin dao động từ 0 - 180 pg/mL đối với người lớn, hoặc 0 - 125 pg/mL đối với trẻ nhỏ thì chúng ta có thể yên tâm về chức năng tiêu hóa.
Tuy nhiên, nếu kết quả cho ra cao hoặc thấp hơn hẳn so với các chỉ số trên, nhiều khả năng một số cơ quan tiêu hóa của bạn đang bị tổn thương.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh