✴️ Những điều cần biết về trào ngược dạ dày thực quản (GERD)

Nội dung

Trào ngược axit và GERD là gì?

Trào ngược xảy ra khi axit từ ​​dạ dày trào lên thực quản hay được gọi là trào ngược dạ dày thực quản.

Nếu các triệu chứng trào ngược axit nhiều hơn hai lần một tuần, rất có thể bạn đã mắc trào ngược dạ dày thực quản (GERD).

Triệu chứng

Trào ngược gây ra cảm giác nóng rát khó chịu ở ngực, có thể lan lên cổ. Có thể sẽ xuất hiện vị chua hoặc đắng ở sau miệng và đôi khi trào ngược thức ăn hoặc dịch từ dạ dày vào miệng.

Trong một số trường hợp, GERD có thể gây khó nuốt. Đôi khi dẫn đến các vấn đề về hô hấp, như ho mãn tính hoặc hen suyễn.

Nguyên nhân

Cơ vòng thực quản thấp (LES) là một dải cơ tròn ở cuối thực quản. Khi hoạt động bình thường, nó sẽ giãn ra mở khi nuốt sau đó thắt chặt và đóng lại. Trào ngược xảy ra khi LES không thắt chặt hoặc đóng lại đúng cách. Điều này cho phép dịch tiêu hóa và các chất khác từ dạ dày trào lên thực quản.

Một số hướng điều trị

Để ngăn ngừa và làm giảm các triệu chứng của GERD, cần thay đổi thói quen ăn uống. Có thể kết hợp dùng thuốc, như: thuốc kháng axit, thuốc chẹn thụ thể H2, thuốc ức chế bơm proton (PPI).

Nếu GERD nghiêm trọng và không đáp ứng với các phương pháp điều trị như trên, phẫu thuật có thể được khuyến nghị. Lưu ý một số loại thuốc điều trị bệnh khác đang dùng có thể gây ra tác dụng phụ liên quan GERD.

Phẫu thuật khi nào

Trong hầu hết các trường hợp, thay đổi lối sống và dùng thuốc là đủ để ngăn ngừa và làm giảm các triệu chứng của GERD. Nhưng đôi khi, phẫu thuật sẽ được chỉ định.

Bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật nếu thay đổi lối sống và chỉ dùng thuốc không ngăn được các triệu chứng hoặc có biến chứng do GERD.

điều trị trào ngược dạ dày thực quản

Chẩn đoán

Nếu nghi GERD, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám lâm sàng đồng thời chỉ định thêm các phương tiện để xác định chẩn đoán hoặc kiểm tra các biến chứng của GERD như:

Chụp X-quang cản quang uống: sau khi uống dung dịch baryte, chụp X quang để kiểm tra;

Nội soi tiêu hóa trên: với ống mềm với một camera nhỏ được luồn vào thực quản- dạ dày – tá tràng để kiểm tra và lấy một mẫu mô nhỏ (sinh thiết) nếu cần;

Đo áp lực thực quản: với ống mềm được luồn vào thực quản của bạn để đo;

Theo dõi độ pH thực quản: một camera được đưa vào thực quản của bạn để tìm hiểu xem khi nào axit dạ dày xâm nhập vào thực quản;

GERD ở trẻ sơ sinh

Khoảng 2/3 trẻ 4 tháng tuổi có các triệu chứng của GERD. Có đến 10 phần trăm trẻ 1 tuổi bị GERD.

Đôi khi trẻ nôn trớ là điều bình thường. Nhưng nếu con bạn thường xuyên nôn trớ, có thể trẻ đã mắc GERD.

Các dấu hiệu và triệu chứng tiềm ẩn khác của GERD ở trẻ sơ sinh bao gồm:

  • Biếng ăn;

  • Khó nuốt;

  • Nôn mửa hoặc nghẹt thở;

  • Ợ hơi hoặc nấc cụt;

  • Khó chịu trong hoặc sau khi cho ăn;

  • Gồng người trong hoặc sau khi cho ăn;

  • Sụt cân hoặc chậm phát triển;

  • Ho tái phát hoặc viêm phổi;

  • Khó ngủ.

Nhiều triệu chứng này cũng được tìm thấy ở trẻ bị tưa lưỡi, một tình trạng có thể khiến trẻ khó ăn.

Nếu bạn nghi ngờ con mình có thể bị GERD hãy khám bệnh hoặc nhập viện.

Yếu tố nguy cơ:

  • Béo phì;

  • Thai kỳ;

  • Thoát vị;

  • Bệnh lý liên quan rối loạn mô liên kết;

  • Một số hành vi lối sống cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc GERD, bao gồm:

  • Hút thuốc;

  • Ăn quá nhiều;

  • Nằm xuống hoặc đi ngủ ngay sau khi ăn;

  • Ăn một số loại thực phẩm, như thức ăn chiên hoặc cay;

  • Uống một số loại thức uống như soda, cà phê hoặc rượu;

  • Sử dụng thuốc chống viêm không steroid (NSAIDS).

Nếu bạn có bất kỳ yếu tố nguy cơ nào trong số này, cố gắng thay đổi lối sống có thể giúp ngăn ngừa GERD.

Biến chứng

Phần lớn GERD không gây ra các biến chứng nghiêm trọng. Nhưng trong một số trường hợp, có thể biến chứng nặng nề thậm chí đe dọa tính mạng. Các biến chứng của GERD bao gồm:

  • Viêm thực quản;

  • Hẹp thực quản;

  • Barrett thực quản: là những tổn thương niêm mạc thực quản không hồi phục được;

  • Ung thư thực quản;

  • Hen suyễn, ho mãn tính;

  • Bệnh nướu răng hoặc các vấn đề răng miệng khác.

Chế độ ăn và GERD

Một số loại thực phẩm gây ra các triệu chứng của GERD:

  • Thực phẩm giàu chất béo;

  • Thức ăn cay;

  • Sô cô la;

  • Trái cây chua;

  • Củ hành, tỏi;

  • Bạc hà;

  • Rượu;

  • Cà phê, trà, thức uống có gas.

Các chất này tác động khác nhau lên mỗi người, tùy cơ địa.

Thay đổi lối sống và GERD

Thay đổi lối sống và một số biện pháp điều trị tại nhà có thể giúp làm giảm các triệu chứng GERD. Ví dụ:

  • Bỏ hút thuốc;

  • Giảm cân;

  • Ăn nhiều bữa nhỏ;

  • Nhai kẹo cao su;

  • Không nằm ngay sau khi ăn.

Cần lưu ý các bài thuốc thảo dược có thể gây ra tác dụng phụ hoặc gây giảm hấp thu một thuốc điều trị

Lo lắng và GERD

Theo nghiên cứu năm 2015 ở các nguồn tin cậy, lo lắng có thể làm cho GERD trở nên nặng nề hơn. Cần nhập viện hoặc khám bệnh để được tư vấn và điều trị. Một số cách giúp giảm lo lắng:

  • Hạn chế tiếp xúc với người và địa điểm khiến bạn cảm thấy lo lắng;
  • Thiền hoặc các bài tập thở sâu;
  • Điều chỉnh thói quen ngủ, thói quen tập thể dục.

Nếu bác sĩ nghi ngờ bạn bị rối loạn lo âu, họ sẽ chỉ định khám chuyên khoa tâm lý để được chẩn đoán và điều trị.

Thai kì và GERD

Mang thai có thể làm tăng khả năng bị trào ngược. Nếu mắc GERD trước khi mang thai, các triệu chứng có thể trở nên nặng nề hơn.

Sự thay đổi nội tiết tố khi mang thai khiến các cơ trong thực quản giãn ra thường xuyên hơn. Thai nhi đang lớn cũng có thể gây áp lực lên dạ dày làm tăng nguy cơ trào ngược.

Nhiều loại thuốc được sử dụng để điều trị trào ngược axit khi mang thai. Nhưng thường, bác sĩ khuyên nên tránh dùng thuốc.

Hen và GERD

Theo báo cáo, hơn 75% người bị hen suyễn cũng bị GERD. Cần nhiều nghiên cứu hơn để xác định mối quan hệ chính xác giữa hen và GERD. GERD có thể làm cho các triệu chứng của bệnh hen tệ hơn. Nhưng bệnh hen suyễn và một số loại thuốc điều trị hen có thể làm tăng nguy cơ bị GERD.

Nếu mắc hen suyễn và GERD, điều quan trọng là phải kiểm soát cả hai.

Hội chứng ruột kích thích và GERD.

Hội chứng ruột kích thích (IBS) là bệnh liên quan đường ruột. Các triệu chứng phổ biến:

  • Đau bụng;

  • Đầy hơi;

  • Táo bón;

  • Tiêu chảy;

Theo một đánh giá gần đây của nhiều nghiên cứu tin cậy, các triệu chứng liên quan đến GERD nhiều hơn ở những người bị IBS so với dân số chung.

Nếu có các triệu chứng của cả IBS và GERD, hãy đi khám bệnh/ nhập viện

Thức uống có chứa cồn và GERD

Một số loại thực phẩm khiến triệu chứng GERD tệ hơn. Tùy thuộc vào cơ địa, có thể uống rượu ở mức độ vừa phải. Nhưng đối với một số người, ngay cả một lượng nhỏ rượu cũng gây các triệu chứng của GERD.

Nếu kết hợp rượu với nước trái cây hoặc các pha trộn rượu với đồ uống khác cũng có thể kích thích triệu chứng.

Phân biệt GERD và ợ nóng/ ợ chua.

Ợ chua là một triệu chứng của trào ngược axit. Hầu hết mọi người đều gặp phải, ợ chua thỉnh thoảng không phải là điều đáng lo ngại. Nếu bị ợ chua nhiều hơn hai lần một tuần, bạn có thể bị GERD.

GERD là một loại trào ngược axit mãn tính có thể gây ra các biến chứng nếu không được điều trị.

Có thể bạn quan tâm: Hiểu rõ hơn về bệnh dạ dày và vi khuẩn HP

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top