Sa dạ dày là hiện tượng dạ dày không nằm đúng vị trí của nó. Đây là một trong những chứng bệnh sa nội tạng rất thường gặp. Bình thường, dạ dày nằm chủ yếu ở phần xương sườn thứ 11 bên trái, một phần khác nằm ở phần bụng trên. Khi mắc chứng bệnh này, dạ dày sa dài đến mào chậu, gây khó khăn cho việc có bóp và tiêu hóa.
Người bệnh sa dạ dày thường có một số biểu hiện như sau:
Sau khi ăn thấy dạ dày khó chịu, xuất hiện đầy bụng, có cảm giác như dạ dày sa xuống, căng hoặc có cảm giác như có gì ép vào.
Trong dạ dày thường có tiếng động của nước nhưng khi nằm ngửa thì hết.
Thường ợ hơi, trong miệng có mùi hôi.
Ăn uống kém, tình trạng dinh dưỡng toàn thân kém.
Sắc mặt không tươi sáng, miệng đắng, khô, tinh thần không phấn khởi dễ bị mệt mỏi, sợ lạnh.
Đại tiện thất thường, lúc táo, lúc lỏng.
Nhức đầu mất ngủ.
Sa dạ dày có thể do một số nguyên nhân như:
Cơ thể suy yếu: Khí huyết hư tổn, nguyên khí chưa được khôi phục, người thường xuyên mệt mỏi thì dễ gây sa dạ dày.
Ăn uống không điều độ. Sau khi ăn no quá, vận động quá mạnh hoặc là người có tiền sử đau dạ dày làm cho trương lực và chức năng của dạ dày giảm yếu gây nên sa dạ dày.
Người suy nghĩ quá nhiều, tinh thần không yên ổn hoặc tinh thần luôn ở tình trạng căng thẳng, ăn uống giảm sút thời gian lâu làm cho tỳ vị hư yếu mà gây sa dạ dày.
Nếu bạn có người thân bị sa dạ dày và đang điều trị, cần lưu ý những vấn đề sau:
Hạn chế ăn thức ăn lạnh, cay, chua, thức ăn khó tiêu, đầy bụng. Thay vào đó, bạn chế biến món ăn dạng lỏng, mềm để dạ dày dễ co bóp và tiêu hóa. Bạn cũng nên chế biến thức ăn bằng cách luộc, hấp. Việc thường xuyên ăn đồ rán xào quá nhiều chất béo có thể khiến bệnh nặng hơn.
Luyện tập cơ bụng: Bạn tìm hiểu những bài tập giúp là săn chắc cơ bụng trên và cơ bụng dưới. Bạn chỉ nên tập sau khi ăn khoảng 2 giờ.
Chữa bằng thuốc: Một số loại thuốc uống và tiêm có tác dụng trong việc điều trị chứng sa dạ dày. Tuy nhiên, người bệnh cần uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh