Tên tiếng Việt: Ké đầu ngựa, Phắt ma, Thương nhĩ, Mác nháng (Tày)
Tên khoa học: Xanthium strumarium L.
Họ: Asteraceae (Cúc)
Công dụng: Tiêu độc, chữa mụn nhọt, chống lở loét, an thần, hạ huyết áp, đau khớp, bướu cổ (Quả sắc uống). Bướu cổ (cả cây).
A. Mô tả cây
B. Phân bố, thu hái và chế biến
Cây ké này mọc hoang ở khắp nơi trong nước ta (đất hoang, bờ ruộng, bờ đường). Hái cả cây trừ bỏ rễ phơi hay sấy khô. Hoặc chỉ hái quả chín rồi phơi hay sấy khô.
C. Thành phần hóa học
Toàn cây chứa nhiều đốt. Trong hai năm 1969 và 1970, Đỗ Tất Lợi, Phạm Kim Loan và Nguyên Văn Cát (Truờng đại học dược khoa Hà Nội) đã định tính và định lượng iốt trong cây ké Việt Nam thấy rằng dù cây ké mọc ở miền núi, hay đồng bằng, gần biển hay xa biển đều có chứa iốt với hàm lượng khá cao. lá hoặc thân chứa trung bình 200 microgam, 1g qủa chứa 220-230 microgam, nước sắc 15 phút cô thành cao chứa 300 microgam trong 1g cao: Nếu nấu lâu 5 giờ có thể chứa tới 420-430 microgam trong 1g cao. Trên cơ sở phân đã đề nghị dùng ké trong điều trị bướu cổ.
D.Tác dụng dược lý
E. Công dụng, liều dùng
Theo tài liệu cổ ké có vị ngọt, tinh ôn. hơi có độc. Vào phế kinh, có tác dụng làm ra mồ hôi, tán phong, dùng trong các chứng phong hàn, đau nhức, phong thấp, tê dại, mờ mắt, chân tay co dật. uống lâu ích khí. Phàm không phải phong nhiệt chớ dùng. Trong sách cổ nói dùng ké phải kiêng thịt lợn. Nếu dùng thịt lợn cùng khi uống ké thì khắp mình sẻ nổi quầng đỏ.
Đơn thuốc có ké dùng trong nhân dân
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh