✴️ Tại sao trào ngược dạ dày gây khó thở?

Nội dung

1. Tại sao trào ngược dạ dày gây khó thở

Tình trạng khó thở do trào ngược dạ dày thường xảy ra vào ban đêm. Nguyên nhân là do dịch dạ dày trào lên ở phía sau cổ họng, nơi nó có thể đi vào phổi và làm cho đường thở bị sưng lên.

– Viêm phù nề thực quản gây chèn ép khí quản:

Thông thường pH thực quản không có tính acid. Trong khi pH dạ dày vào khoảng 1,6-2,4 nghĩa là rất acid. Cấu tạo giải phẫu của các tế bào vùng thực quản khiến chúng khoong chịu được môi trường pH acid. GERD khiến dịch acid dạ dày bị đẩy lên vùng thực quản trong thời gian dài. Điều này dẫn đến những tổn thương niêm mạc vùng thực quản. Viêm thực quản khiến thực quản bị phù nề chèn ép lên ống khí quản khiến người bệnh bị khó thở.

– Kích thích thần kinh, gây co rút cơ ngực

Bên cạnh khả năng gây viêm thì hệ thống thần kinh vùng hầu họng, thực quản cũng bị kích thích. Chúng tác động lên các cơ vùng ngực gây co rút, chèn ép đường thở dẫn đến khó thở

– Viêm phổi hít phải

Viêm phổi, viêm phế quản hít phải là một trong các biến chứng của trào ngược dạ dày. Dịch dạ dày bị đẩy lên ngã ba hầu họng. quá trình hít thở khiến dịch dạ dày có cơ hội xâm nhập vào phổi gây phản ứng viêm tại phế quản phổi. Hậu quả là ho, khó thở, nặng hơn có thể suy hô hấp.

2. Hen suyễn và trào ngược dạ dày làm khó thở

Những người có vấn đề về hô hấp do trào ngược về đêm có nhiều khả năng bị hen suyễn và các triệu chứng hô hấp (đặc biệt là ho). Các nhà nghiên cứu cũng đã tìm thấy mối liên hệ giữa GERD và hội chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn (OSAS), một tình trạng mà hơi thở có thể bị gián đoạn trong khi ngủ, ảnh hưởng đến mức oxy của cơ thể.

Các nghiên cứu cho thấy axit trong dạ dày có thể làm viêm khí quản, ảnh hưởng đến hô hấp. Tuy nhiên, axit thực quản cũng có thể kích hoạt dây thần kinh phế vị làm cho phổi thắt lại (co thắt phế quản) và điều này có thể gây ra chứng thở khò khè GERD.

Nhiều bệnh nhân bị hen suyễn bị ợ chua và khó thở, cũng như nôn trớ và khó nuốt (khi thực quản co bóp và gây khó nuốt). Điều này một phần có thể là do áp lực phát sinh khi thở khò khè và ho với lực mạnh vô tình đẩy axit dạ dày lên thực quản.

Bất kể nguyên nhân là gì, mối liên hệ giữa GERD và bệnh hen suyễn hiện đã rõ ràng. Đó là lý do tại sao các bác sĩ hiệ n đang rất quan tâm tình trạng GERD ở bệnh nhân hen, đặc biệt nếu:

  • Họ phát triển bệnh hen suyễn khi trưởng thành.
  • cơn hen xuất hiện sau khi ăn, tập thể dục, hoặc nằm ngay sau bữa ăn.
  • Tình trạng của người bệnh tiếp tục xấu đi mặc dù được điều trị.

Hen suyễn và trào ngược dạ dày làm khó thở

3. Cách chữa khó thở do trào ngược axit?

Vì trào ngược axit có thể gây ra các vấn đề về hô hấp, nên nó sẽ giúp giải quyết tận gốc vấn đề này – trào ngược axit. Lựa chọn lối sống, thể dục thể chất và chế độ ăn uống có liên quan chặt chẽ đến chứng ợ nóng. Điều này cũng có nghĩa là ngăn ngừa trào ngược, đồng nghĩa với không khó thở do GERD.

  • Tránh nằm trong 3 giờ sau bữa ăn
  • Mặc quần áo rộng rãi, thoải mái
  • Giảm cân, giảm vòng eo
  • Giữ phần trên của cơ thể hơi cao trong khi ngủ để ngăn trào ngược xuống. Nên kê cao đầu giường hoặc sử dụng gối nêm khi ngủ
  • Ăn nhiều bữa nhỏ.
  • Tránh các loại thực phẩm có khả năng thúc đẩy trào ngược. Có thể kể đến sô cô la, bạc hà, thực phẩm họ cam quýt, thức ăn cay, cà phê và rượu
  • Ngừng hút thuốc
  • Dùng thuốc ức chế bơm proton để kiểm soát lượng acid dạ dày

4. Cách hạn chế cơn hen khởi phát

Bên cạnh đó việc kiếm soát tốt để hạn chế khởi phát các đợt cấp của hen phế quản cũng nên được lưu ý ở những người vừa bị GERD vừa bị hen phế quản.

Cần hạn chế một số yếu tố khởi phát cơn hen bao gồm:

  • Sử dụng gối sợi tổng hợp, thường xuyên giặt sạch chăn, ga, vỏ gối…
  • Không nên dùng đồ nội thất bọc, các loại đồ chơi có lông mềm, thảm, màn cửa,
  • Không nên nuôi thú cưng để giảm bớt lông động vật.
  • Thường xuyên vệ sinh nơi ở, làm việc, hút bụi, tăng thông khí, hạn chế tình trạng ẩm mốc.
  • Đeo khẩu trang khi ra ngoài
  • Tránh phấn hoa, không khí lạnh đột ngột.
  • Giữ ấm cơ thể khi thay đổi thời tiết

Ngoài ra rất khó để người bệnh tự chẩn đoán được nguyên nhân gây khó thở có thực sự bắt nguồn từ GERD hay không. Vì vậy, nếu có biểu hiện khó thở bạn vẫn nên đi thăm khám tại các cơ sở y tế để được loại trừ các vấn đề về hô hấp và tim mạch nguy hiểm khác. Nhất là trong giai đoạn hiện nay, dịch bệnh COVID đang diễn biến phức tạp. Việc kiểm tra sức khỏe khi có triệu chứng bất thường nên được ưu tiên hàng đầu.

Xem thêm: Ợ chua, nóng rát cổ họng có phải là triệu chứng trào ngược dạ dày

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top