Đau thượng vị là triệu chứng hay gặp khi mắc bệnh nào đó. Nếu thường xuyên đau thượng vị thì bạn cần hết sức cảnh giác. Lúc này bạn cần đi khám ngay để chẩn đoán chính xác bệnh, từ đó có biện pháp chữa trị phù hợp.
Thường xuyên bị đau thượng vị do nguyên nhân gì?
Có nhiều nguyên nhân gây đau thượng vị:
Đau dạ dày: Người bệnh sẽ xuất hiện những cơn đau cấp thường là sau khi ăn hoặc uống bia rượu. Đau thượng vị do mắc bệnh dạ dày thường là đau quằn quại, đau nhói, bụng chướng, người vã mồ hôi, miệng khô, buồn nôn và nôn.
Thủng dạ dày: Đau thượng vị khi bị thủng dạ dày như dao đâm, bụng cứng, người bệnh bị choáng,
Mắc bệnh gan hoặc mật như áp xe gan, viêm gan, sỏi túi mật, sỏi đường dẫn mật… cũng gây đau thượng vị
Giun chui ống mật cũng gây đau thượng vị. Cơn đau thường dữ dội, vã mồ hôi
Viêm tụy: Đau thượng vị thường là đau âm ỉ
Viêm đại tràng cấp hoặc mạn tính cũng gây đau thượng vị kèm chướng bụng, đi ngoài nhiều lần…
Mắc các bệnh tim mạch như bệnh mạch vành, suy tim, tim to…
Ho nhiều cũng gây co thắt cơ hoành, gây đau thượng vị
Viêm ruột thừa
Đau thượng vị là triệu chứng của nhiều bệnh nên khi thường xuyên bị đau thượng vị, người bệnh cần hết sức lưu ý. Cần đi khám ngay để được chẩn đoán chính xác bệnh.
Cách xử trí tình trạng đau thượng vị
Qua thăm khám, tùy vào triệu chứng lâm sàng, bác sĩ có thể chỉ định làm thêm các xét nghiệm, kiểm tra cần thiết khác để chẩn đoán đúng bệnh.
Người bệnh cần tuân thủ theo đúng phương pháp điều trị của bác sĩ, uống đúng thuốc, đủ liều lượng và thời gian chữa trị để cải thiện nhanh chóng tình trạng sức khỏe.
Ngoài ra cần chú ý nghỉ ngơi, ăn uống, sinh hoạt hợp lý, không ăn thực phẩm chua, cay, không uống rượu bia, hạn chế cà phê, tránh thuốc lá, căng thẳng, thần kinh… để tránh bệnh tái phát hoặc tiến triển nặng hơn.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh