Nhiều người bị táo bón mà không hiểu nguyên nhân vì sao. Thực tế, có rất nhiều “thủ phạm” gây táo bón mà ít người ngờ tới.
Sử dụng thuốc giảm đau trong thời gian dài có thể gây ra táo bón. Ít người biết điều này nên thường lạm dụng thuốc giảm đau. Một số nghiên cứu đã cho thấy rằng, những người đang sử dụng lâu dài thuốc giảm đau như aspirin và ibuprofen có nguy cơ táo bón cao hơn.
Một số thuốc nhuận tràng sẽ kích thích hoạt động của ruột. Nếu sử dụng trong thời gian dài, thuốc nhuận tràng kích thích có thể dẫn đến sự phụ thuộc. Vì vậy, bạn không nên dùng bất kỳ loại thuốc nào, bao gồm cả thuốc nhuận tràng – lâu hơn hướng dẫn của bác sĩ.
Một chế độ ăn nhiều pho mát và các loại thực phẩm đạm cao như trứng và thịt có thể làm chậm tiêu hóa của bạn. Do đó bạn nên cắt giảm tiêu thụ các loại thực phẩm này và gia tăng lượng chất xơ lên 20 – 35g một ngày, tránh thức ăn nhanh và thực phẩm chế biến vì chúng ít chất xơ.
Hầu hết các loại thuốc chống trầm cảm có tác dụng phụ là gây ra chứng táo bón. Vì thế, bạn cũng cần hạn chế sử dụng thuốc này để không mắc táo bón.
Tương tự với thuốc chống trầm cảm, thuốc điều trị trầm cảm cũng có thể gây táo bón. Những người bị hội chứng ruột kích thích có thể liên quan chặt chẽ đến trầm cảm.
Thuốc kháng acid là giải pháp tuyệt vời giúp bạn chiến đấu với chứng ợ nóng, nhưng một số có thể gây táo bón, đặc biệt là những loại có chứa canxi hoặc nhôm,
Bạn có thể cũng cắt giảm nguy cơ bị chứng ợ nóng bằng cách không ăn quá nhiều trong mỗi bữa ăn. Và hạn chế tiêu thụ thực phẩm béo, tăng cường nhiều chất xơ sẽ giúp ngăn ngừa cả hai vấn đề.
Táo bón có thể là một tác dụng phụ của một số loại thuốc thường được sử dụng để điều trị huyết áp cao, chẳng hạn như thuốc kháng histamine và thuốc lợi tiểu. Thuốc lợi tiểu làm hạ huyết áp bằng cách tăng lượng nước tiểu, trong đó đào thải nước ra khỏi cơ thể của bạn. Tuy nhiên, nước cần thiết để giữ cho phân mềm và đào thải đồng thời ra khỏi cơ thể. Do đó, các loại thuốc này gián tiếp qua đó gây ra chứng táo bón.
Một số loại thuốc dị ứng cũng có thể gây táo bón nên cần phải tuân thủ theo chỉ định cụ thể của bác sĩ.
Bệnh viêm ruột (IBD) bao gồm bệnh ruột mãn tính và viêm loét đại tràng đều có thể gây giảm cân, đi ngoài ra máu, và các vấn đề sức khỏe khác. Trong viêm loét đại tràng, táo bón có thể là một dấu hiệu khi trực tràng bị viêm và trong bệnh đường ruột nó có thể là một dấu hiệu của một tắc nghẽn trong ruột non. Nếu bạn chỉ bị riêng một triệu chứng táo bón, không có triệu chứng khác, thì đó không thể là do viêm ruột.
Tiểu đường và bệnh gây tổn thương thần kinh có thể ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa thức ăn của cơ thể. Vì vậy nếu bạn thường xuyên bị táo bón thì việc tiến hành kiểm tra lượng đường trong máu cũng là cần thiết.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh