✴️ Thông tin cần biết về Clo-test và giá trị trong chẩn đoán vi khuẩn HP dạ dày

Bệnh viêm loét dạ dày do vi khuẩn hp

Helicobacter pylori, thường được gọi là H. pylori, là một loại vi khuẩn gây nhiễm trùng dạ dày và ruột non. Vào năm 1982 bởi hai nhà nghiên cứu người Úc đã phát hiện ra vi khuẩn và phát hiện rằng nó gây ra bệnh viêm loét dạ dày tá tràng.

Loét dạ dày là vết loét mở trong niêm mạc dạ dày hoặc phần trên của ruột non (ta tràng). H. pylori cũng làm tăng nguy cơ phát triển ung thư dạ dày.

Một số nguyên nhân gây nhiễm H. pylori:

  • Không vệ sinh tay sạch sẽ trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh
  • Ăn thức ăn chưa được xử lý và chuẩn bị an toàn, sạch sẽ
  • Nước uống không đủ sạch và an toàn

Một số triệu chứng của nhiễm trùng H. pylori:

clo-test

Vi khuẩn hp là nguyên nhân chính gây viêm dạ dày

Nhiều người bị H. pylori không có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào. Tuy nhiên, nếu mọi người mắc bệnh do H. pylori gây ra , họ có thể có các triệu chứng như:

  • Đau âm ỉ hoặc nóng rát ở vùng bụng trên. Cơn đau đôi khi nặng hơn vào ban đêm hoặc khi dạ dày
  • Chán ăn
  • Ớn lạnh
  • Buồn nôn hoặc khó tiêu
  • Đầy hơi, chướng bụng, ợ nóng
  • Phân màu đen hoặc lẫn máu

Viêm loét có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị, bao gồm:

  • Chảy máu trong có thể đe dọa tính mạng
  • Thủng dạ dày có thể dẫn đến nhiễm trùng
  • Mô sẹo có thể chặn dạ dày hoặc ruột, ngăn không cho thức ăn đào thải

Những biến chứng này cần được chăm sóc y tế ngay lập tức.

Các phương pháp xét nghiệm hp dạ dày

Pylori có thể được phát hiện khi xét nghiệm tìm kháng nguyên máu, test hơi thở, xét nghiệm tìm kháng nguyên phân hoặc sinh thiết dạ dày và xét nghiệm.

Loét, viêm dạ dày và ung thư dạ dày thường được chẩn đoán với sự kết hợp của các phương pháp sau:

  • Bệnh sử: các vấn đề và triệu chứng y khoa trong quá khứ hoặc yếu tố di truyền từ gia đình
  • Khám sức khỏe: khám và nghe bụng
  • Chụp X-quang bên trong dạ dày
  • Nội soi: các bác sĩ quan bên trong dạ dày bằng một ống nọi soi có camera, đèn…để xác định tình trạng tổ thương, phát hiện các vết loét và thậm chí là dấu hiệu tiền ung thư.

clo-test

Chụp x-quang để phát hiện các bệnh lý về dạ dày

CLO-test là gì?

Xét nghiệm Campylobacter-Like Organism (CLO-test) để chẩn đoán xem bệnh nhân có bị nhiễm Helicobacter pylori (H. pylori) hay không.

Để lấy được mẫu làm thử nghiệm CLO-test, cần phải nội soi dạ dày để sinh thiết.

Xét nghiệm CLO-test có tỷ lệ âm tính giả cao và cần được đánh giá lại cùng với các phương pháp khác như xét nghiệm đánh dấu nhiễm trùng hiện tại (CIM), xét nghiệm phản ứng chuỗi polymerase (PCR) để chẩn đoán nhiễm Helicobacter pylori (H. pylori).

Cả ba phương pháp này đều có độ chính xác cao trong chẩn đoán nhiễm H. pylori khi bị viêm loét dạ dày.

Quy trình CLO-test

Sinh thiết dạ dày

Hai mẫu sinh thiết được lấy từ dạ dày thông qua nội soi đường tiêu hóa trên. Những mẫu này được sử dụng để phát hiện nhiễm H. pylori bằng xét nghiệm CLO-test.

Xét nghiệm CLO-test

Xét nghiệm CLO-test được thực hiện bằng cách đặt sinh thiết vào môi trường thử nghiệm chứa urê và phenol đỏ và kiểm tra chỉ số pH.

Các thành phần môi trường thử nghiệm như sau:

  • 2 g Urê, 2,5 ml nước phenol đỏ 0,4% wt/vol
  • 0,14 g NaH 2 PO 4 .H 2 O 10 mmol
  • Nước cất đến 100 ml (pH 6,3-6,5)
  • 0,4 g thạch (Merck).

Tất cả các hóa chất đã được chuẩn bị và sử dụng trong vòng một tháng. Các chủng tham chiếu (Helicobacter pylori J99 cho xét nghiệm CLO dương tính và E. coli lâm sàng cho xét nghiệm CLO âm tính) đã được sử dụng để kiểm tra xét nghiệm CLO trước khi sử dụng.

Kiểm tra kết quả CLO-test

Enzyme (men) được sản xuất bởi vi khuẩn thủy phân urê để giải phóng CO2 và NH3. Sự giải phóng amoniac làm tăng độ pH của môi trường thử nghiệm và thay đổi màu sắc của chỉ thị pH từ màu vàng sang màu hồng hoặc đỏ. Sự thay đổi màu sắc cho thấy các mẫu sinh thiết dương tính với H. pylori.

CLO-test âm tính và CLO-test dương tính

CLO-test dương tính

CLO-test dương tính tức là có sự thay đổi màu sắc hồng hoặc đỏ trên thanh chỉ tị pH khi thử nghiệm mẫu sinh thiết. Điều này chứng tỏ có sự xuất hiện và hoạt động của vi khuẩn H. pylori trong môi trường dạ dày. Như vậy, việc điều trị viêm loét dạ dày tá tràng tập trung vào diệt trừ H. pylori.

clo-test

Cần xét nghiệm máu để biết được có nhiễm vi khuẩn hp hay không

CLO-test âm tính

Ngược lại, CLO-test âm tính là trên thanh chỉ thị ban đầu có màu vàng giữ nguyên màu sắc, không có sự thay đổi sang hồng ha đỏ. Có nghĩa là không có sự xuất hiện và hoạt động của vi khuẩn H. pylori trong môi trường dạ dày. Có thể loại trừ nguyên nhân viêm loét dạ dày tá tràng do H. pylori. Bệnh nhân sử dụng phương pháp điều trị khác.

CLO-test dương tính giả/âm tính giả

Trong một vài trường hợp, xét nghiệm CLO-test có thể cho kết quả dương tính giả hoặc âm tính giả.

Bản chất xét nghiệm viêm dạ dày CLO-test chỉ chứng tỏ rằng trong dạ dày bệnh nhân có chứa men Urease – loại men vi khuẩn H. Pylori tiết ra khi tồn tại trong dạ dày. Trên thực tế, một số vi khuẩn khác tồn tại ở khoang tiêu hóa cũng có khả năng tiết men Urease như H. Pylori gây kết quả dương tính giả.

Ngược lại, bệnh nhân đang điều trị thuốc như kháng sinh, Bismuth trong vòng 4 tuần hay thuốc ức chế quá trình men chuyển trong vòng 2 tuần trước khi thực hiện xét nghiệm CLO-test cũng có thể cho kết quả âm tính giả khi kiểm tra.

Bởi vậy, xét nghiệm CLO-test cần được thực hiện cùng với các phương pháp khác để đánh giá lại.

Kết quả viêm dạ dày CLO-test âm tính, dương tính nên làm gì?

Trường hợp kết quả xét nghiệm CLO-test dương tinh có nghĩa là bệnh nhân bị viêm loét dạ dày do vi khuẩn H. pylori. Do đó, điều trị tập trung vào sử dụng kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn.

Bệnh nhân cần tuân thủ lộ trình điều trị và hẹn tái khám kiểm tra xem vi khuẩn đã được tiêu diệt hay chưa.

Trường họp kết quả xét nghiệm CLO-test âm tính, nên thực hiện cùng với các phương pháp khác như xét nghiệm đánh dấu nhiễm trùng hiện tại (CIM), xét nghiệm phản ứng chuỗi polymerase (PCR) để chẩn đoán nhiễm Helicobacter pylori (H. pylori). Chỉ cần có 2 trong 3 loại xét ghiệm cho kết quả dương tính thì có thể xác định viêm loét dạ dày do H. pylori gây ra.

Nếu CLO-test âm tính hoặc ở mức độ nhẹ, bệnh nhân có thể điều trị các loại tốc có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày, cải thiện các triệu chứng đau.

Đặc biệt, cần kết hợp thói que sinh hoạt lành mạnh, chế dọ dinh dưỡng khoa học, nghỉ ngơi hợp ý để bảo vệ sức khỏe của mình.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top