Bệnh viêm gan kéo dài trên 6 tháng sẽ được tính là viêm gan B mãn tính. Đây chỉ là thời gian quy ước chứ không bắt buộc. Bệnh viêm gan B có thời gian ủ bệnh kéo dài, có thể lên tới chục năm mà người bệnh không hề phát hiện ra. Chỉ tới khi bệnh nhân đi khám sức khỏe tổng quát hoặc tầm soát bệnh lý khác thì mới chẩn đoán ra.
Triệu chứng của bệnh viêm gan B sẽ phụ thuộc vào mức độ tổn thương của gan. Ở một số bệnh nhân, đặc biệt là trẻ em thường không có biểu hiện của bệnh. Bệnh nhân chỉ cảm thấy ăn uống không ngon miệng, mệt mỏi, đôi khi có sốt nhẹ hoặc khó chịu vùng bụng.
Ngoài ra những người mắc bệnh sẽ có một số dấu hiệu đặc trưng như:
– Xảy ra hiện tượng vàng da, da lòng bàn tay, bàn chân.
– Phân bạc màu, nước tiểu màu vàng sẫm hơn bình thường.
– Xuất hiện các sao mạch dưới da
– Đôi khi chảy máu chân răng không rõ nguyên nhân.
Hiện nay có nhiều phương pháp chẩn đoán bệnh viêm gan B . Mỗi phương pháp sẽ có những ưu điểm và đặc tính riêng. Những phương pháp phổ biến phải kể đến như:
Phương pháp này thường được chỉ định để đánh giá mức độ tổn thương gan. Đồng thời chúng còn giúp loại trừ các nguyên nhân khác của bệnh gan.
Bệnh nhân sẽ được chỉ định làm xét nghiệm kháng nguyên e của viêm gan B (anti-HBe và HBeAg). Cách này sẽ giúp tiên lượng và định hướng điều trị kháng virus.
Xét nghiệm huyết thanh học để xác định mức độ nhiễm bệnh nặng hay nhẹ. Từ đó có phương pháp điều trị thích hợp.
Xét nghiệm định lượng HBV-DNA thường trước hoặc trong quá trình điều trị để xem phản ứng của cơ thể bệnh nhân.
Xét nghiệm chức năng gan bao gồm: Bilirubin, ALT, AST, phosphatase kiềm.
Xét nghiệm số lượng tiểu cầu và PT/INR.
Điều trị bằng thuốc kháng vi-rút được thường được dùng cho bệnh nhân viêm gan B mãn tính. Các loại thuốc kháng virus đường uống ít có tác dụng phụ và dùng được cho bệnh nhân mắc gan mất bù. Hiện tại chưa thể chứng minh kết hợp các loại thuốc có hiệu quả hơn nhưng các nhà nghiên cứu vẫn đang nghiên cứu kết hợp.
Nếu không phát hiện được HBsAg và sự thay đổi trong huyết thanh ở bệnh nhân có HBeAg dương tính thì có thể ngừng thuốc kháng virus. Trường hợp bệnh nhân có HBeAg âm tính thì cần dùng thuốc đến suốt đời.
Entecavir ít xảy ra tình trạng kháng thuốc và có khả năng kháng virus cao. Đây được coi là thuốc điều trị đầu tay của bệnh viêm gan. Thuốc có thể kết hợp với dòng kháng Adefovir.
Liều lượng: Uống 0,5mg 1 lần/ngày. Đối với bệnh nhân suy thận nên giảm liều lượng xuống. Việc sử dụng cho phụ nữ mang thai vẫn chưa có kết luận cuối cùng vì thế nên cân nhắc khi sử dụng.
Tenofovir là thuốc kháng virus mạnh nhất và ít có tác dụng phụ.
Liều dùng: Mỗi ngày 1 lần 300mg. Tùy thuộc vào độ thanh thải creatinine mà cần điều chỉnh tần suất sử dụng.
Adefovir được sử dụng qua đường uống với liều lượng 10 mg mỗi ngày 1 lần. Các tác dụng phụ của thuốc được ghi nhận là không đáng kể.
Đây là thuốc dạng tiêm nên có khả năng dung nạp kém. Khi mới bắt đầu sử dụng thuốc sẽ có một vài phản ứng phụ như hội chứng giả cúm. Bệnh nhân sẽ có cảm giác mệt mỏi, khó chịu, trầm cảm. Một vài trường hợp có thể bị nhiễm khuẩn hoặc rối loạn tự miễn.
Liều dùng: Mỗi mũi tiêm chứa 5 triệu IU. Thực hiện 1 lần/ngày. Hoặc liều 10 triệu IU 3 lần/tuần. Thời gian điều trị kéo dài 4 – 6 tháng ở bệnh nhân viêm gan B có HBeAg dương tính. Đối với bệnh nhân HBeAg âm tính có thời gian điều trị kéo dài hơn, khoảng từ 1 đến 2 năm.
Một số trường hợp không nên dùng INF-alpha: Những bệnh nhân bị suy thận, xơ gan giai đoạn muộn, cấy ghép tạng,…
Một số bệnh nhân cần ngừng điều trị vì cơ thể không thích ứng được với thuốc. Vì vậy trước khi sử dụng thuốc bệnh nhân cần thông báo cho bác sĩ tình trạng sức khỏe của bản thân.
Loại thuốc này có thể sử dụng thay IFN-alpha. Các phản ứng phụ của thuốc cũng tương tự như IFN-alpha nhưng ít nghiêm trọng hơn.
Liều dùng: Mỗi mũi tiêm chứa 180 mcg. Thực hiện 1 tuần/lần.
Hiện nay Lamivudine đã không còn là thuốc điều trị đầu tay của bệnh viêm gan B vì hiệu quả thấp hơn các loại thuốc mới.
Sử dụng qua đường uống với liều lượng 100 mg lần/ngày.Thuốc có ít tác dụng phụ.
Đây là chất đồng đẳng của nucleoside có hiệu quả điều trị cao hơn nhưng tỷ lệ kháng thuốc cũng cao. Liều dùng: Mỗi ngày uống một lần với liều 600 mg.
Lưu ý: Những thuốc trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Người bệnh tuyệt đối không tự ý mùa và sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Đồng thời cần đến cơ sở chuyên khoa thăm khám càng sớm càng tốt để được bác sĩ lên phác đồ điều trị phù hợp, sớm đẩy lùi bệnh viêm gan B.
Viêm gan B dạng mãn tính nguy hiểm vì có thể gây ra các biến chứng: Xơ gan, ung thư gan. Vắc xin chống viêm gan B là cách hữu hiệu để phòng ngừa bệnh. Bạn cần xác định bản thân có bị nhiễm viêm gan B hay không bằng các xét nghiệm. Nếu may mắn không bị nhiễm virus viêm gan B thì bạn nên nhanh chóng tiêm phòng để bảo vệ bản thân trước các nguy cơ lây nhiễm.
Mong rằng sau khi đọc bài viết, bạn đã có đủ các kiến thức xung quanh bệnh viêm gan B mãn tính. Bệnh tuy nguy hiểm nhưng nếu bạn phát hiện ra sớm và điều trị kịp thời thì cơ hội khỏi bệnh sẽ rộng mở.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh