Bệnh viêm túi mật cấp là tình trạng nhiễm khuẩn cấp tính của túi mật. Nguyên nhân dẫn tới bệnh lý này thường là do sỏi mật ( chiếm 90 – 95%), kí sinh trùng (giun chui, sán …), chấn thương, hẹp đường mật do các khối u, … Đây là bệnh lý hay gặp ở thành thị hơn nông thôn, gặp ở nữ nhiều hơn nam. Khi có các triệu chứng nghi ngờ viêm túi mật cấp, người bệnh cần tới bệnh viện để thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt tránh để xảy ra các biến chứng đáng tiếc.
1. Triệu chứng thường gặp.
Các triệu chứng thường gặp nhất của viêm túi mật cấp là:
Ở giai đoạn đầu, bệnh nhân có thể cân nhắc điều trị bằng thuốc:
Tình trạng bệnh nhân được theo dõi sát, bao gồm:
Triệu chứng lui bệnh là nhờ sỏi rơi trở lại túi mật. Bệnh nhân đỡ đau trên lâm sàng. Tuy nhiên theo đánh giá của các bác sĩ và chuyên gia y tế thì điều trị viêm túi mật cấp tối ưu nhất là cắt bỏ túi mật để xử lý triệt để, ngăn chặn kịp thời các biến chứng nặng nề. Theo thống kê khoảng 25% bệnh nhân điều trị nội khoa diễn biến thành hoại tử hay viêm phúc mạc cần phải mổ cấp cứu.
Trước phẫu thuật, bác sĩ có thể chỉ định dùng kháng sinh phổ rộng bằng đường toàn thân để hạn chế nhiễm trùng, nhất là ở các bệnh nhân trên 70 tuổi, bệnh nhân đái tháo đường, bệnh nhân có vàng da. Hiện có hai phương pháp chính để phẫu thuật cắt túi mật là mổ mở và mổ nội soi. Trong đó mổ nội soi với ưu điểm là ít đau, ít để lại sẹo và nhanh hồi phục nên rất được ưa chuộng. Người bệnh nên lựa chọn cơ sở y tế uy tín có đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, trang thiết bị y tế hiện đại để phẫu thuật diễn ra hiệu quả và an toàn.
Một số trường hợp bệnh nhân già yếu, suy kiệt nặng, đến muộn, nhiễm độc nặng, có bệnh mạn tính (đái tháo đường, tim mạch, lao phổi, …) và túi mật không viêm nặng lắm thì chỉ dẫn lưu túi mật.
Cơ thể vẫn tiêu hóa và hoạt động bình thường sau khi cắt túi mật nên bệnh nhân không cần quá lo lắng.
Theo số liệu nghiên cứu, có khoảng 10% bệnh nhân sau cắt túi mật bị tiêu chảy. Triệu chứng này thường kéo dài vài tháng sau phẫu thuật. Có 2 nguyên nhân chính gây ra hiện tượng này bao gồm:
Bình thường, các acid mật được cô đặc dự trữ trong túi mật, chỉ khi ăn, dịch mật mới được đổ xuống tá tràng. Sau khi cắt túi mât, các acid mật đổ trực tiếp xuống tá tràng liên tục, không xuống theo bữa ăn. Do đó sự tiêu hóa mỡ tại bữa ăn giảm, đồng thời dịch mật xuống liên tục kích thích ruột tiết nhiều dịch hơn và tăng co bóp gây tiêu chảy.
Bên cạnh đó, bình thường 90% dịch mật được tái hấp thu. Tuy nhiên, bệnh nhân sau cắt túi mật, sự tái hấp thu này chỉ đạt khoảng 70% – 80%. Do đó có sự giảm hấp thu, ứ nước trong đại tràng, gây tăng co thắt đại tràng, hậu quả là bệnh nhân bị tiêu chảy.
Chế độ ăn với bệnh nhân sau cắt túi mật được khuyến cáo:
Nếu không được điều trị, một số trường hợp túi mật bị viêm lặp lại nhiều lần sẽ dẫn tới viêm túi mật mạn tính. Túi mật trở nên dày, cứng và không thực hiện được chức năng cô đặc, dự trữ mật. Đây là một trong những nguyên nhân có thể làm tăng nguy cơ xơ gan rất nguy hiểm. Vì vây, không nên chủ quan khi mắc các dấu hiệu viêm túi mật. Đối với viêm túi mật cấp, điều trị tốt nhất là phẫu thuật Sau phẫu thuật cắt túi mật, bệnh nhân cần lưu ý điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh