Bệnh Crohn còn có tên gọi khác là u hạt viêm ruột, viêm khu vực đại tràng, viêm ruột khu vực hoặc viêm manh tràng, là dạng bệnh về viêm ruột, chủ yếu gây loét thành trong của ruột non và ruột già, nhưng cũng có trường hợp ảnh hưởng đến cả những bộ phận khác ở hệ tiêu hóa từ miệng cho tới hậu môn. Bệnh Crohn thường có liên hệ với viêm loét đại tràng, đây là một bệnh mạn tính về đường ruột, các viêm nhiễm thường lây lan và đi sâu vào các lớp mô ruột nên thường khiến người bệnh đau đớn, suy nhược cơ thể và đôi khi có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm tính mạng.
Bệnh Crohn gây loét ruột non và đại tràng.
Những nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh Crohn vẫn chưa được xác định cụ thể. Qua nhiều nghiên cứu, các nhà khoa học cho rằng tính di truyền và hệ miễn dịch có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển bệnh.
Ngoài ra, một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh hay khiến bệnh trầm trọng hơn bao gồm:
Bệnh Crohn được chia thành 2 thể cấp tính và mạn tính với các biểu hiện sau:
Bệnh Crohn gây đau bụng, buồn nôn, đi ngoài phân lỏng…
Thể cấp tính: triệu chứng khá tương tự với viêm ruột thừa cấp như sốt cao 39 -40 độ, đau bụng vùng hố chậu phải, đau sau khi ăn, tình trạng đau giảm bớt sau khi đại tiện. Ngoài ra người bệnh còn có cảm giác buồn nôn hoặc nôn, đi ngoài phân lỏng hoặc có máu trong phân, bụng trướng, đau khi ấn, đôi khi sờ thấy một khối dài ở hố chậu phải.
Thể mạn tính: bệnh thường phát triển từ từ (khoảng 2 – 4 năm hoặc hơn). Các triệu chứng tương tự như ở thể cấp tính, ngoài ra có kèm theo thiếu máu và các biến chứng như thủng ruột, hẹp lòng ruột, rò từ hồi tràng vào đại tràng, bàng quang và các cơ quan lân cận khác.
Các triệu chứng của bệnh Crohn không đặc trưng mà thường rất giống với nhiều bệnh lý về tiêu hóa khác như viêm ruột thừa cấp, lao manh tràng, lao ruột, viêm buồng trứng… Do đó, khi gặp các triệu chứng này, người bệnh cần đến bệnh viện để khám và làm các thủ tục kiểm tra, từ đó được chẩn đoán và điều trị chính xác bệnh.
Nội soi đại tràng giúp phát hiện và chẩn đoán bệnh Crohn.
Tùy theo mức độ phát triển của bệnh và tình trạng cụ thể của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị bệnh phù hợp.
Giai đoạn sớm: khi các tổn thương còn ở mức độ nhẹ, người bệnh thường được chỉ định một số loại thuốc như salicylate hay thuốc kháng sinh để điều trị bệnh.
Giai đoạn tiến triển: khi bệnh nghiêm trọng hơn có thể điều trị bằng thuốc steroid kết hợp với các thuốc ức chế miễn dịch và một số loại thuốc khác tùy theo tình trạng bệnh cụ thể.
Giai đoạn nặng: người bệnh cần nhập viện và có thể được điều trị theo 2 phương pháp:
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh