Dịch vị trào ngược khi nhu động thực quản quá yếu không đủ sức tống trở lại số dịch vị trào ngược đó. Tăng áp lực trong dạ dày và ứ đọng thức ăn, thường xảy ra khi nhu động dạ dày cũng quá yếu hoặc khi môn vị bị hẹp, xơ cứng, không mở đầy đủ để thức ăn xuống ruột non trong các trường hợp hành tá tràng, hoặc ung thư hang vị, tiền môn vị.
Tăng áp lực trong ổ bụng (phụ nữ mang thai, người bị cổ trướng căng to, người béo phì).
Cơ tròn thực quản dưới kém trương lực không đóng khít hoặc có sự bất thường trong cấu trúc các tổ chức xung quanh tâm vị, đặc biệt khi có khuyết tật của lỗ cơ hoành
Trớ, ợ nóng, khó nuốt là những triệu chứng đặc trưng nhất của bệnh trào dịch dạ dày.
Trớ: Trớ thường xảy ra do thay đổi tư thế hay một sự gắng sức. Dịch trớ thường không mùi vị, không chua và có thể lẫn thức ăn chưa tiêu hóa.
Ợ nóng: Cảm giác ợ nóng là do trào ngược dịch dạ dày lên thực quản. Niêm mạc thực quản bị kích thích bởi HCL hoặc dịch mật trong dịch dạ dày làm người bệnh có cảm giác nóng rát lan từ thượng vị lên dọc sau xương ức, có khi lan đến vùng hạ họng hoặc lên đến mang tai. Triệu chứng ợ nóng xuất hiện sau bữa ăn và theo tư thế cúi gập người về trước, hoặc có thể do những cơn ho ban đêm do tư thế nằm. Uống rượu, nước có vị chua sẽ làm tăng cảm giác ợ nóng
Điều trị nội khoa là chủ yếu
Tăng cường yếu tố bảo vệ niêm mạc thực quản: Có thể dùng các thuốc kích thích nhu động như: motilium, metoclopramido… Hoặc dùng sucrafat vì khi tiếp xúc với dịch vị toan, sucrfat sẽ tạo thành một màng bao phủ lên niêm mạc, vết trợt hoặc vết loét để bảo vệ chất chống toan dịch vị.
Hạn chế yếu tố tấn công niêm mạc thực quản, bằng các thuốc ức chế tiết toan như famotidin, omeprazol, pantoprazol.
Hạn chế các yếu tố thuận lợi cho việc trào ngược dịch vị lên thực quản chủ yếu bằng chế độ sinh hoạt như:
Không ăn các chất béo và các chất khó tiêu, nhất là vào bữa tối; không ăn gì thêm sau 8 giờ tối
Không nằm ngay sau khi ăn và ngủ nếu gối cao đầu, kê cao đầu giường hơn một chút để nằm hơi dốc
Giảm cân tránh béo phì
Trong trường hợp có rối loạn cấu trúc tâm vị, có thoát vị cơ hoành hoặc hẹp môn vị cần được đi thăm khám để bác sĩ quyết định can thiệp bằng nội soi hay phẫu thuật.
Kiểm tra sức khỏe định kì 6 tháng một lần giúp phát hiện bệnh sớm (nếu có) và có phương pháp điều trị thích hợp. Đây cũng là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe của bạn và gia đình.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh