✴️ Trào ngược dạ dày thực quản gây ho

Trào ngược dạ dày thực quản gây ho là một tình trạng bệnh rất phổ biến. Cơn ho do trào ngược gây cảm giác rất khó chịu, làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh. Làm thế nào để phòng tránh và điều trị hiệu quả căn bệnh này? Đó là những gì bài viết dưới đây sẽ chia sẻ.

Trào ngược dạ dày thực quản gây ho là một tình trạng bệnh rất phổ biến.

Trào ngược dạ dày thực quản gây ho như thế nào?

Hiện tượng bị ho do trào ngược dạ dày thực quản không xa lạ với nhiều người. Trong trường hợp này, cơn ho có đặc điểm là có thể kéo dài từng cơn, khiến người bệnh rất mệt mỏi, khó chịu và gây ảnh hưởng tới cả những người xung quanh.

Sức khỏe, sinh hoạt và công việc của người bệnh cũng chịu tác động tiêu cực. Hiện tượng ho chính là một trong những triệu chứng do trào ngược dạ dày gây ra. 

 

Nguyên nhân trào ngược dạ dày thực quản gây ho

Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau, dẫn tới acid dịch vị trào ngược lên thực quản. Lượng axit này có khi trào lên tận vùng họng và thanh quản, gây ra hiện tượng viêm, sưng, đau.

Hiện tượng, trào ngược acid dạ dày diễn ra càng nhiều thì biến chứng viêm họng, đau họng, khàn giọng, ho của bệnh nhân càng trầm trọng. Nếu không được điều trị đúng nguyên nhân gây ra viêm họng thì bệnh dễ trở thành mãn tính. Sẽ làm ảnh hưởng tới sức khỏe của người bệnh.

 

Các biểu hiện khi trào ngược dạ dày thực quản gây ho

Dấu hiệu cảnh báo trước khi có cơn ho:

  • Người bệnh nhân thường có cảm giác đau họng, khan giọng, sau đó cơn ho sẽ bắt đầu.

Dấu hiệu xuất hiện kết hợp với ho:

  • Ngoài việc bị trào ngược dạ dày thực quản gây ho, bệnh nhân còn gặp các biểu hiện như: ợ chua, đau rát, kèm theo cảm giác bỏng rát sau xương ức. Các biểu hiện này có thể kéo dài hàng giờ, đặc biệt nặng hơn sau bữa ăn.

Những trường hợp có biểu hiện nhẹ hơn:

  • Một số người bệnh khác gặp ít triệu chứng hơn, đôi khi chỉ cảm thấy nghẹn, cổ họng cảm thấy vướng, đau tức ngực hoặc dễ bị khàn giọng khi nói to hoặc nói nhiều. Những triệu chứng này rất giống với các triệu chứng của bệnh cảm thông thường. Vì vậy, bệnh thường bị nhầm lẫn với bệnh khác, khiến người bệnh chủ quan không kịp thời điều trị, bệnh ngày càng nặng hơn.

 

Làm gì để phòng tránh trào ngược dạ dày thực quản gây ho

– Người bệnh cần có chế độ ăn uống phù hợp: Ăn đúng giờ giấc, có thể chia nhỏ bữa ăn để giảm áp lực cơ thắt thực quản dưới. Tránh sử dụng các loại thực phẩm giàu chất béo; sô cô la, ca cao; cam quýt, cà chua; các loại thực phẩm nhiều gia vị như giấm, ớt, tỏi, tiêu, bạc hà; cafein, đồ uống có ga.

– Cần tránh căng thẳng tinh thần: Giữ tinh thần thoải mái, hạn chế tối đa áp lực là cách hiệu quả giúp phòng bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Việc tránh được những lo lắng, căng thẳng sẽ giúp giảm nguy cơ trào ngược hiệu quả.

– Giữ thói quen sinh hoạt, đi ngủ đúng giờ: Khi cơ thắt thực quản dưới yếu, hiện tượng trào ngược dễ xảy ra hơn. Nâng cao đầu giường khoảng 15 – 20cm có thể ngăn chặn các triệu chứng trào ngược. Đó là do khi nằm nghiêng như thế, trọng lực sẽ hỗ trợ trong việc ngăn chặn dịch axit chảy trào ngược lên thực quản.

– Tập thể dục hàng ngày: Tập thể dục tốt cho sức khỏe nói chung, đặc biệt tốt cho hệ tim mạch, đặc biệt cũng hỗ trợ tích cực cho hệ tiêu hóa. Rèn luyện thân thể rất có tác dụng giúp tránh nguy cơ trào ngược dạ dày thực quản.

– Khám sức khỏe định kì 6 tháng/lần để phát hiện bệnh sớm.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top