✴️ Viêm gan C lây truyền như thế nào

Nội dung

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ước tính 71 triệu người trên toàn thế giới mắc bệnh viêm gan C mãn tính. Viêm gan C là một trong năm loại virus viêm gan khác nhau ở người, mỗi loại lây lan theo những phương thức khác nhau.

  • Viêm gan A: Lây truyền chủ yếu qua đường uống nước ăn thực phẩm bị ô nhiễm. Viêm gan A cũng có thể lây lan qua phân nhiễm bệnh, vệ sinh kém và quan hệ tình dục không an toàn.
  • Viêm gan B: Lây truyền qua tiếp xúc với máu, tinh dịch hoặc các chất dịch cơ thể khác. Viêm gan B có thể lây từ mẹ sang con, qua quan hệ tình dục không an toàn hoặc kim tiêm đã sử dụng.
  • Viêm gan C: Thường lây truyền qua tiếp xúc với máu bị nhiễm bệnh. Tuy nhiên, một người cũng có thể mắc bệnh viêm gan C thông qua quan hệ tình dục không an toàn.
  • Viêm gan D: lây truyền từ người sang người qua tiếp xúc với máu, chế phẩm từ máu, qua quan hệ tình dục. Tuy nhiên, HDV luôn đồng nhiễm với HBV hoặc bội nhiễm trên bệnh nhân có HBsAg (+)
  • Viêm gan E: Lây truyền là do uống nước bị ô nhiễm hoặc ăn thực phẩm bị ô nhiễm.

Hiện đã có vắc-xin ngăn ngừa viêm gan B, nhưng chưa có vắc-xin để ngăn chặn viêm gan C. Do đó, điều quan trọng là phải ngăn chặn sự lây truyền viêm gan C.

 viêm gan do virus

Viêm gan C lây truyền như thế nào?

Viêm gan C là một loại virus lây truyền qua đường máu, có nghĩa là một người phải tiếp xúc với máu bị nhiễm bệnh để nhiễm bệnh. Theo WHO, các cách truyền bệnh viêm gan C phổ biến nhất là:

  • Tiêm thuốc bằng kim bị nhiễm bệnh.

  • Sử dụng hoặc tái sử dụng các thiết bị y tế như ống tiêm và kim tiêm chưa được khử trùng đúng cách.

  • Nhận truyền máu từ máu hoặc các sản phẩm máu không được sàng lọc đầy đủ.

Các nguyên nhân truyền viêm gan C ít phổ biến hơn bao gồm:

  • Những người tiếp xúc với ống tiêm nhiễm máu bệnh

  • Quan hệ tình dục với người nhiễm bệnh

  • Truyền virut giữa mẹ và con

  • Sử dụng các vật dụng chăm sóc cá nhân, như bàn chải đánh răng hoặc dao cạo râu, có tiếp xúc với máu của người bị nhiễm bệnh,

WHO ước tính rằng 1,75 triệu người mới bị nhiễm viêm gan C vào năm 2015. Một khi một người bị nhiễm virut thường sẽ bắt đầu lây lan  sau 2 tuần đến 6 tháng.

Các nhóm sau đây có thể có nguy cơ mắc bệnh viêm gan C:

  • Người tiêm chích ma túy

  • Những người  nhận được các sản phẩm máu bị nhiễm bệnh hoặc các sản phẩm máu từ các cơ sở chăm sóc sức khỏe với quy trình kiểm soát nhiễm trùng không đầy đủ.

  • Những người có bạn tình bị viêm gan C

  • Người nhiễm HIV

  • Những người có hình xăm hoặc xỏ khuyên, đặc biệt là những người được thực hiện trong các cơ sở không được kiểm soát

  • Nhân viên y tế, người có thể vô tình bị nhiễm kim

  • Một người đã bị viêm gan C trước đây hoặc một loại viêm gan khác vẫn có thể có nguy cơ bị nhiễm viêm gan C.

Các dấu hiệu và triệu chứng của viêm gan C

Các triệu chứng của viêm gan C cấp tính bao gồm:

  • Sốt

  • Nước tiểu đậm

  • Mất cảm giác ngon miệng

  • Vàng da

  • Đau khớp

  • Buồn nôn

  • Đau bụng

  • Nôn

Ước tính khoảng 65 đến 85% những người bị nhiễm viêm gan C sẽ tiếp tục tiến triển đến giai đoạn mãn tính. Các triệu chứng viêm gan C mãn tính thường không xuất hiện cho đến khi một người bị nhiễm trùng một thời gian.

Xét nghiệm máu có thể cho thấy sự gia tăng men gan. Tuy nhiên, những một số người bị nhiễm viêm gan C vẫn có thể cho kết quả xét nghiệm men gan bình thường.

Các triệu chứng của viêm gan mạn tính bao gồm

  • Dễ chảy máu và bầm tím

  • Mệt mỏi

  • Dịch tích tụ trong bụng hay còn gọi là cổ trướng

  • Xuất hiện vàng da và niêm mạc

  • Thay đổi khẩu vị

  • Ngứa da

  • Tụt cân

Chẩn đoán viêm gan C

Những người này bao gồm những người có bất kỳ triệu chứng viêm gan C hoặc bất kỳ yếu tố nguy cơ nào sau đây:

  • Sử dụng thuốc tiêm tĩnh mạch

  • Có tiền sử xét nghiệm gan bất thường hoặc bệnh gan

  • Bị nhiễm HIV

  • Đang chạy thận nhân tạo dài hạn

  • Làm việc trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe hoặc an toàn công cộng và đã tiếp xúc với kim tiêm

Nếu xét nghiệm máu xác định kháng thể với virus viêm gan C, bác sĩ sẽ yêu cầu xét nghiệm thêm để kiểm tra xem một người có virus viêm gan C hoạt động hay không đồng thời tiến hành xét nghiệm chức năng gan nếu cần thiết.

Tổng kết

Nếu viêm gan C không được điều trị, một người có thể gặp các biến chứng đe dọa tính mạng, bao gồm xơ gan (sẹo gan), suy gan và ung thư gan. Những người có triệu chứng viêm gan C hoặc có nguy cơ bị nhiễm virus nên kiểm tra định kì thường xuyên. Bệnh viêm gan C dù là ở giai đoạn cấp tính hay giai đoạn mãn tính đều có thể chữa khỏi. Chỉ cần người bệnh luôn tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ.

Khi mắc bệnh, cần điều trị càng sớm càng tốt để ngăn ngừa bất kỳ tổn thương hoặc biến chứng gan nào khác.

Xem thêm: Khi nào cần xét nghiệm viêm gan C sau khi phơi nhiễm?

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top