✴️Viêm loét dạ dày nguyên nhân phổ biến, triệu chứng và cách điều trị

Nội dung

Dạ dày là bộ phận phải hoạt động thường xuyên vì thế rất dễ bị tổn thương. Viêm loét dạ dày nguyên nhân khá đa dạng, do nhiều yếu tố gây ra. Vì vậy chúng ta không nên chủ quan với sức khỏe vì có thể tác nhân gây bệnh do chính những thói quen không tốt gây ra.

 

1. Bệnh viêm loét dạ dày

Viêm loét dạ dày đang dần trở thành căn bệnh phổ biến trong xã hội hiện đại. Viêm loét dạ dày nguyên nhân chính do thói quen sinh hoạt kém lành mạnh, căng thẳng, áp lực từ cuộc sống. 

Viêm dạ dày là khi trên lớp niêm mạc xuất hiện các vết viêm loét, thậm chí xuất huyết. Lớp mô phía dưới bị lộ ra do không còn được niêm mạc che chắn, bảo vệ. 

Bất cứ ai cũng có thể là nạn nhân của viêm dạ dày. Theo thống kê thì tỷ lệ người cao tuổi bị viêm dạ dày chiếm đa số. 

Viêm loét dạ dày là bệnh lý thường gặp.

 

2. Bệnh viêm loét dạ dày nguyên nhân chính gây bệnh

Dạ dày là bộ phận đóng vai trò vô cùng quan trọng của cơ thể. Khi dạ dày gặp vấn đề sẽ ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe của mội người. Hiểu rõ về các nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp chúng ta hạn chế các nguy cơ tiềm ẩn. 

2.1. Viêm loét dạ dày nguyên nhân do vi khuẩn Helicobacter pylori

Vi khuẩn H.Plyori được đánh giá là tác nhân gây bệnh hàng đầu. Chúng có tên đầy đủ là Helicobacter pylori. Loại vi khuẩn này khi xâm nhập vào cơ thể sẽ sinh sôi mạnh mẽ tại niêm mạc dạ dày. Vi khuẩn HP sẽ tiết ra độc tố kích ứng niêm mạc dạ dày gây viêm loét. Khuẩn H.Plyori khá nguy hiểm vì chúng có khả năng gây ung thư hóa trên nền viêm loét dạ dày mạn tính. 

2.2 Sử dụng thuốc kháng viêm, giảm đau thường xuyên

Các loại thuốc kháng viêm, giảm đau sẽ gây tác dụng phụ nếu sử dụng trong thời gian dài. Các hoạt chất trong thuốc sẽ khiến cơ thể ngưng tổng hợp prostaglandin – Đây là hợp chất quan trọng giúp chống lại vi khuẩn có hại cho dạ dày.

2.3. Thói quen xấu

Các bác sĩ đã chỉ ra rằng những thói quen không tốt có thể ảnh hưởng tới dạ dày. Một số người thường xuyên ăn uống không đúng giờ, lúc ăn quá no, khi lại nhịn đói khiến hoạt động của dạ dày phải thay đổi liên tục gây ra tổn thương. 

Ăn tối quá khuya sau đó đi ngủ ngay khiến cho dạ dày phải chịu áp lực không nhỏ. 

2.4 Viêm loét dạ dày nguyên nhân do stress

Cuộc sống ngày càng bộn bề khiến con người đối mặt với nhiều áp lực, căng thẳng trong công việc. Đây cũng là nguyên nhân khiến niêm mạc dạ dày bị ảnh hưởng. Nếu tinh thần của bạn thường xuyên trong trạng thái căng thẳng thì hãy cần thận vì bạn rất dễ có nguy cơ bị viêm loét dạ dày. 

Viêm loét dạ dày nguyên nhân do vi khuẩn HP.

 

3. Các triệu chứng khi dạ dày bị viêm loét

Viêm dạ dày rất dễ bị nhầm lẫn sang đau bụng thông thường hoặc các bệnh tiêu hóa khác. Vì vậy chúng ta cần hiểu rõ về các triệu chứng đặc trưng của bệnh để phát hiện kịp thời.

– Đau rát vùng thượng vị ( phần bụng phía trên, ngay dưới xương sườn). Người bệnh có thể thấy đau trước hoặc sau khi ăn.

– Buồn nôn, nôn.

– Người bệnh luôn có cảm giác chướng bụng, khó tiêu.

– Nấc cụt tuy là hiện tượng bình thường của cơ thể nhưng cũng có thể là dấu hiệu của viêm dạ dày mà ít ai để í. 

 

4. Những lựa chọn trong điều trị viêm loét dạ dày

Khi bị viêm dạ dày, nhiều bệnh nhân thường băn khoăn về cách điều trị nào hiệu quả. Thực tế viện điều trị viêm loét dạ dày sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Sau khi xác định được nguyên nhân chính bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp với mỗi người. 

Nếu tình trạng viêm dạ dày do sử dụng các thuốc kháng viêm, giảm đau thì bệnh nhân sẽ được yêu cầu ngưng sử dụng. Các trường hợp bệnh nhân bắt buộc cần sử dụng thuốc, bác sĩ sẽ xem xét và tư vấn đổi sang loại lành tính hơn. 

4.1 Điều trị nội khoa

Đầu tiên, bạn nên tới các cơ sở y tế uy tín để thăm khám và xác định tình trạng bệnh. Bác sĩ sẽ dựa trên kết quả chẩn đoán này mà đưa ra phác đồ điều trị. Các loại thuốc thông dụng để điều trị viêm dạ dày ( Bác sĩ có thể kết hợp nhiều loại thuốc khác nhau để mang lại hiệu quả cao nhất).

– Thuốc kháng acid có tác dụng chính là trung hòa acid trong dịch vị dạ dày .

– Thuốc giảm tiết acid ngăn chặn sản xuất acid.

– Thuốc ức chế bơm proton giúp hạn chế bài tiết dịch HCL.

– Thuốc tạo màng bọc giúp tạo lớp bảo vệ quanh ổ loét và bảo vệ dạ dày.

– Thuốc kháng sinh áp dụng cho các trường hợp dương tính với vi khuẩn HP. Thuốc có tác dụng tiêu diệt triệt để vi khuẩn. 

Lưu ý: Mỗi đơn thuốc được kê riêng cho từng bệnh nhân vì vậy bạn không nên sử dụng chung đơn thuốc với người khác. Người bệnh cũng cần tuân thủ nghiêm túc theo đơn thuốc của bác sĩ đưa ra. Tuyệt đối không nên tự ý thay đổi liều lượng hoặc dừng thuốc khi thấy các triệu chứng đã thuyên giảm. Điều này sẽ khiến bệnh không được điều trị triệt để, gây nhờn thuốc, khó khăn cho việc điều trị sau này. 

4.2 Thay đổi lối sống và thói quen ăn uống

Đa số các trường hợp viêm loét dạ dày là do thói quen không tốt gây ra. Vì vậy bên cạnh việc điều trị bằng thuốc thì mọi người có thể thay đổi lối sống khoa học hơn để phần nào hỗ trợ các tổn thương dạ dày nhanh lành lại. 

– Luôn thực hiện nguyên tắc: Ăn chín, uống sôi. Hạn chế ăn đồ sống.

– Chia nhỏ bữa ăn thành nhiều lần trong ngày giúp giảm áp lực lên dạ dày. Việc làm này cũng giúp cơ thể hấp thu dinh dưỡng tốt hơn.

Tránh xa các loại thực phẩm gây kích ứng dạ dày: Đồ ăn có vị chua cay, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ, thức ăn chế biến sẵn.

– Ngủ đủ giấc, tránh thức khuya.

– Ăn uống đúng giờ, hạn chế bỏ bữa.

– Không nên ăn quá no.

– Sau khi ăn nên nghỉ ngơi, hạn chế vận động hoặc nằm ngay sau khi ăn.

– Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng từ các loại rau xanh, trái cây tươi để cung cấp các loại vitamin, khoáng chất cần thiết cho cơ thể.

– Lựa chọn bổ sung Protein dễ tiêu: Ức gà, thịt nạc, cá hồi,…

– Mỗi ngày nên ăn một hộp sữa chua để bổ sung lợi khuẩn cho dạ dày

Qua bài viết chắc rằng bạn đã có đủ thông tin về viêm loét dạ dày nguyên nhân, triệu chứng cùng các cách điều trị bệnh hiệu quả. Chúc các bạn luôn giữ được cơ thể và hệ tiêu hóa khỏe mạnh.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top