Trong y học hiện nay có giải thiết: viêm teo niêm mạc dạ dày là tình trạng dạ dày bị vi khuẩn Hp tấn công dẫn đến hiện tượng viêm loét do lớp niêm mạc bị phá hủy. Tuy nhiên, điều này chưa có công trình nghiên cứu nào khẳng định. Trong đó, niêm mạc dạ dày bị teo được xem là biểu hiện đặc trưng đối với tình trạng viêm mãn tính do dạ dày đã mất đi nhóm tế bào tuyến. Để lấp đi khoảng trống của nhóm tế bào này, dạ dày sẽ xuất hiện các biểu mô mới dưới dạng môn xơ, tuyến môn vị hoặc niêm mạc ruột.
Theo bác sĩ, tình trạng viêm dạ dày thể mạn tính khi tiến triển sang giai đoạn cuối sẽ khiến cho lớp niêm mạc dạ dày bị viêm teo. Một số ít trường hợp, tình trạng này có thể tự miễn nếu sức đề kháng của cơ thể đủ mạnh và tấn công nhầm phần niêm mạc lành. Đối với những ca bệnh này, bác sĩ thường gọi là viêm teo niêm mạc dạ dày thể tự miễn, tức việc can thiệp bằng thuốc hoặc liệu pháp y khoa không cần thiết.
Nhìn chung, hiện tượng niêm mạc dạ dày bị viêm teo hoàn toàn không để lại triệu chứng bất thường nào cho cơ thể nên bệnh nhân thường khó có thể nhận diện bệnh. Sự diễn tiến âm thầm của bệnh cũng là yếu tố thuận lợi để bệnh tình chuyển biến nặng hơn dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng khác, điển hình như ung thư dạ dày, loét dạ dày,... Mặc dù, bệnh lý này không gây thiệt mạng tức thì nhưng chúng lại là nguyên nhân gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân về sau.
Phần lớn các bệnh nhân mắc bệnh viêm teo niêm mạc dạ dày đều không nhận thấy cơ thể có sự thay đổi bất thường nào. Chính sự diễn biến bệnh tiềm ẩn bên trong đã khiến nhiều người chủ quan và ỷ lại sức khỏe của mình. Đây cũng là một khó khăn trong việc thăm khám và chẩn đoán bệnh của bác sĩ. Sau nhiều năm bệnh phát triển, khi bạn nhận thấy cơ thể thay đổi cũng là lúc bệnh tình đã chuyển biến nặng nề hơn.
Ngoài ra, các triệu chứng của bệnh cũng có sự khác nhau ở từng đối tượng và nguyên nhân gây ra bệnh. Nhìn chung các biểu hiện mà bệnh nhân có thể gặp phải gồm có: buồn nôn, ói, chán ăn, thiếu máu, đau bụng, sụt cân, đôi khi có triệu chứng của xuất huyết tiêu hóa; nôn ra máu, đi ngoài phân đen,... Ở những trường hợp bệnh nhân bị viêm teo niêm mạc dạ dày thể tự miễn thì các biểu hiện của bệnh cũng có sự khác biệt do sự thiếu máu ác tính hoặc thiếu hụt vitamin B12. Cụ thể như đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi, đau ngực, nhịp tim tăng, ù tai, mệt mỏi, tê hoặc ngứa (chân/tay), lú lẫn,...
Ngoài các nguyên nhân chính gây ra bệnh viêm teo niêm mạc dạ dày thì bệnh lý này còn dễ dàng xảy ra với những đối tượng có chứa nhiều yếu tố nguy cơ. Vậy tình trạng này xuất phát từ những lý do nào? Yếu tố tiềm ẩn nguy cơ gây bệnh là gì? Dưới đây là một số thông tin cụ thể:
Theo bác sĩ, tình trạng niêm mạc dạ dày bị viêm teo có thể do vi khuẩn HP, các yếu tố ngoại sinh khác và 1 số loại bệnh lý. Trong đó, có đến 50% bệnh nhân bị bệnh là kết quả từ biến chứng của loại vi khuẩn này khi tấn công vào dạ dày. Vậy vi khuẩn hp có thể lây nhiễm qua những con đường nào? Thực tế, loại vi khuẩn này có thể lây lan bằng một trong những cách dưới đây:
Vi khuẩn HP có thể lây lan bằng nhiều cách
Ngoài ra, yếu tố di truyền cũng là một trong những nguyên nhân có thể dẫn đến niêm mạc dạ dày bị viêm teo. Tuy nhiên, phần lớn các trường hợp mắc bệnh đều thuộc thể tự miễn nên có thể tự hồi phục sau một thời gian.
Ngoài những nguyên nhân được kể trên thì một vài yếu tố được cho rằng là điều kiện thuận lợi để tình trạng viêm teo niêm mạc dạ dày khởi phát. Trong đó, bệnh nhân mắc bệnh bạch biến, tuyến giáp, tiểu đường (tuýp 1) hoặc Addison là những đối tượng rất dễ mắc bệnh dạ dày. Đồng thời, những người bệnh này thường có tỷ lệ dẫn đến ung thư rất cao.
Do những biểu hiện của bệnh viêm teo niêm mạc dạ dày thường không rõ rệt nên trong quá trình thăm khám và chẩn đoán bệnh thường gặp nhiều khó khăn. Ngoài việc dựa vào những biểu hiện bất thường của cơ thể thì bác sĩ cần phải thực hiện một số phương thức xét nghiệm lâm sàng khác. Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ hỏi thăm bệnh nhân về tiền sử hoặc một số dấu hiệu cho thấy cơ thể bị thiếu hụt vitamin B12. Chẳng hạn như suy nhược thần kinh, tim đập nhanh hoặc sắc da xanh xao.
Đối với những trường hợp có nguy cơ mắc bệnh cao, bác sĩ có thể chỉ định tiến hành xét nghiệm mô bệnh học hoặc nội soi dạ dày.
Mặc dù tỷ lệ chữa khỏi bệnh viêm teo niêm mạc dạ dày không cao nhưng hầu hết những bệnh nhân tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ đều có những chuyển biến tích cực. Theo bác sĩ, mục tiêu chủ yếu trong việc chữa trị cho bệnh nhân chính là tiêu diệt và loại bỏ vi khuẩn hp tồn tại trong dạ dày bằng thuốc kháng sinh. Ngoài ra, việc can thiệp bằng thuốc trung hòa hoặc giảm nồng độ axit trong dạ dày cũng giúp cải thiện tình trạng của lớp niêm mạc.
Đối với những trường hợp thuộc tuýp tự miễn thì quá trình điều trị không cần can thiệp nhiều. Trong đó, bác sĩ chủ yếu chỉ dẫn bệnh nhân bổ sung thêm hàm lượng vitamin B12 cho cơ thể dưới dạng tiêm. Đồng thời, bệnh nhân cũng nên tăng cường nồng độ vitamin B12 nhờ các nguồn thực phẩm như trứng, sữa chua, thịt bò, ngũ cốc, sò, sữa hoặc cá béo. Ngoài ra, việc hạn chế sử dụng một số thực phẩm như đồ chiên nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh, đồ ăn quá cay hoặc quá nóng, thức uống có gas,... cũng giúp cải thiện bệnh.
Để giúp quá trình điều trị bệnh được hiệu quả hơn và nhanh chóng phục hồi sức khỏe, bác sĩ còn khuyên bệnh nhân lưu ý một số điều như:
Xem thêm: Viêm dạ dày cấp
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh