✴️ Hemophilia

1.ĐẠI CƯƠNG

Hemophilia là bệnh chảy máu do thiếu yếu tố đông máu VIII hoặc IX. Thiếu yếu tố VIII là hemophilia A, thiếu yếu tố IX là hemophilia B. Bệnh có tính chất di tryền lặn liên kết với nhiễm sắc thể giới tính X.

 

2. CHẨN ĐOÁN

Chẩn đoán dựa vào lâm sàng và xét nghiệm cầm máu.

2.1. Lâm sàng:

-Biểu hiện chủ yếu là xuất huyết. Xuất huyết có thể xảy ra sớm từ thời sơ sinh với tụ máu dưới da đầu, chảy máu nội sọ.

-Đa số biểu hiện xuất huyết khi trẻ vận động nhiều, lúc biết bò, đi.

-Xuất huyết có thể tự nhiên hoặc sau chấn thương nhẹ.

-Đặc điểm xuất huyết là đám bầm máu dưới da, tụ máu trong cơ, chảy máu ở khớp, đôi khi có tiểu máu.

-Bệnh chỉ xảy ra ở trẻ trai, khai thác tiền sử gia đình có thể thấy có anh em trai, các cậu bác bên ngoại , hoặc con trai của chị em gái của mẹ bị bệnh giống bệnh nhân.

2.2. Xét nghiệm đông cầm máu:

- APTT dài

- PT bình thường

- Fibrinogen bình thường

- Thời gian máu chảy, số lượng ti ểu cầu bình thường. Độ ngưng tập tiểu cầu bình thường.

- Yếu tố von Willebrand bình thường về nồng độ và hoạt tính

- Định lượng yếu tố VIII hoặc IX thấy giảm các mức độ khác nhau.

+ Thiếu yếu tố VIII là hemophilia A

+ Thiếu yếu tố IX là hemophilia B

2.3. Phân loại thể bệnh:

-Yếu tố VIII/ IX < 1%: thể nặng

-Yếu tố VIII/ IX 1-5%: thể vừa

-Yếu tố VIII/ IX 5-30%: thể nhẹ

2.4.Chẩn đoán phân biệt:

Cần phân biệt với bệnh von Willebrand (VWD).Ở bệnh von Willebrand:

Bệnh von Willebrand gặp cả hai giới , thường hay chảy máu niêm mạc như chảy máu mũi , chân răng, rong kinh hay đa kinhbệnh nhân có thể tụ má u trong cơ và chảy máu khớp.

 Xét nghiệm đông cầm máu điển hình , như vWD type 3, bên cạnh APTT kéo dài và yếu tố VIII giảm thườn g có thời gian chảy máu kéo dài , cục máu không co hay co không hoàn toàn , độ ngưng tập tiểu cầu thay đổi. Xét nghiệm yếu tố von Willebrand thấy giảm số lượng và hoạt tính.

 

3. ĐIỀU TRỊ:

3.1. Điều trị thay thế khi chảy máu:

-Truyền yếu tố VIII, cho hemophilia A và yếu tố IX cho hemophilia B.

Mục tiêu: Khi đang có xuất huyết phải nâng yếu tố VIII/IX lên 35-50% trong trường hợp chảy máu thông thường ; Trường hợp chảy máu nặng đe d ọa tính mạng hay cần phẫu thuật phải nâng yếu tố VIII/IX lên 100%.

Nói chung, khi truyền yếu tố VIII/IX với liều 1 đơn vị/kg có thể nâng yếu tố VIII lên 2% và yếu tố IX lên 1,0%.

-Trường hợp chảy máu thông thường (khớp, da, cơ, mũi, miệng):

+Yếu tố VIII: 20-30 đơn vị/kg/12 giờ đến khi ngừng xuất huyết

+Yếu tố IX: 30-50 đơn vị/kg/24 giờ đến khi cầm chảy máu.

-Trường hợp chảy máu nặng (xuất huyết tiêu hóa, nội sọ, tiểu máu, cần phẫu thuật):

+Yếu tố VIII: 50 đơn vị/kg/12giờ ´3 ngày, sau đó 24 giờ/lần trong 7 ngày.

+Yếu tố IX: 80 đơn vị/kg/24giờ ´3 ngày, sau đó 24 giờ/lần trong 7 ngày.

-Chế phẩm sử dụng:

+Đầu tiên sử dụng yếu tố VIII/IX đậm đặc với liều như trên đến khi ngừng xuất huyết.

+Trường hợp không có sẵn các chế phẩm này dùng tủa lạnh VIII liều như trên hay huyết tương tươi hay huyết tương tươi đông lạnh 20ml/kg/lần, nhắc lại ngày sau cho đến khi ngừng xuất huyết.

3.2. Điều trị hỗ trợ:

-Prednison 2mg/kg/ngày ´3-5 ngày cho chảy máu khớp.

-EACA(e-aminocaproic acid) 50mg/kg/6giờ ´ 7 ngày cho trẻ có chảy máu mũi - miệng.

-Tranexamic acid: 15-25 mg/kg /8h uống hay 10-15 mg/kg/8h tĩnh mạch. Lưu ý khi đái máu không được dùng.

3.3.Chăm sóc, phòng chảy máu tái diễn

-Chăm sóc để tránh mọi chấn thương.

-Tránh dùng các thuốc Aspirin, kháng Histamin, thuốc tiêm bắp.

-Băng ép cơ hay khớp đang chảy máu.

-Chườm đá lạnh các vị trí cơ và khớp đang chảy máu

-Cố định khớp khi đang chảy máu. Giữ khớp ở tư thế cơ năng, phối hợp điều trị phục hồi chức năng vận động khớp.

-Điều trị dự phòng xuất huyết tái diễn bằng cách bổ xung định kỳ yếu tố VIII/IX nếu có điều kiện.

-Theo dõi và dự phòng các bệnh lây truyền theo đường máu, như viêm gan B, C, HIV. Nên cho trẻ tiêm phòng viêm gan.

-Chăm sóc răng miệng, điều trị sâu răng và lấy cao răng

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top