Một số loại phụ cấp hiện áp dụng cho nhân viên y tế

Phụ cấp độc hại

Áp dụng theo NĐ 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 và TT số 07/2005/TT-BNV ngày 05/01/2005 cho các đối tượng làm việc trực tiếp ở nơi độc hại, nguy hiểm mà yếu tố độc hại nguy hiểm cao hơn bình thường chưa được tính vào hệ số lương. Bao gồm các mức:

Mức 01                                                 0,1

Mức 02                                                 0,2

Mức 03                                                 0,3

Cách tính phụ cấp độc hại = Hệ số độc hại * Mức lương tối thiểu

* Độc hại bằng hiện vật

Áp dụng theo TT số 25/2013/TT – BLĐTBXH ngày 18/10/2013 hướng dẫn thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố, độc hại. Bao gồm các mức:

Mức 01                                                10.000 đ/ngày làm việc

Mức 02                                                15.000 đ/ngày làm việc

Người lao động làm việc trong môi trường có yếu tố nguy hiểm, độc hại trên 50% thời gian tiêu chuẩn của ngày làm việc hưởng 1 suất, dưới 50% hưởng ½  suất .

 

Phụ cấp làm đêm, thêm giờ

Áp dụng theo NĐ 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 và thông tư số 08/2005/TT-BNV ngày 05/01/2005. Đồng thời cũng theo qui định tại NĐ số 109/2002/NĐ-CP ngày 27/12/2002 cho các đối tượng do nhu cầu công tác phải làm việc vào ban đêm hoặc làm thêm giờ.

  • Trường hợp làm việc vào ban đêm, làm thêm giờ được tính theo số giờ thực tế làm việc vào ban đêm và số giờ thực tế làm thêm ngoài giờ tiêu chuẩn.
  • Số giờ làm việc tiêu chuẩn trong một tháng được xác định bằng số giờ làm việc tiêu chuẩn trong một ngày (8 giờ) nhân với số ngày làm việc tiêu chuẩn trong một tháng (22 ngày)
  • Thời gian làm việc ban đêm qui định từ 21 giờ ngày hôm trước đến trước đến 5 giờ ngày hôm sau

Cách tính phụ cấp làm đêm được qui định:

  • Tiền lương làm việc ban đêm = tiền lương giờ * 130% * số giờ làm việc ban đêm

Cách tính phụ cấp làm thêm giờ:

  • Tiền lương giờ * 150%* số giờ thực tế làm thêm ngày thường (không nghỉ bù)
  • Tiền lương giờ * 50%* số giờ thực tế làm thêm ngày thường (nghỉ bù)
  • Tiền lương giờ * 200%* số giờ thực tế làm thêm ngày nghỉ (không nghỉ bù)
  • Tiền lương giờ * 100%* số giờ thực tế làm thêm ngày nghỉ (nghỉ bù)
  • Tiền lương giờ * 300%* số giờ thực tế làm thêm ngày lễ (không nghỉ bù)
  • Tiền lương giờ * 200%* số giờ thực tế làm thêm ngày lễ (nghỉ bù)

Việc làm đêm và làm thêm giờ phải có ý kiến phê duyệt của thủ trưởng đơn vị và xác nhận của phòng Tổ chức Cán bộ thì người lao động mới được hưởng phụ cấp làm đêm, làm thêm giờ nhưng không được quá 200 giờ một năm (qui định của bộ luật lao động về thời giờ làm việc và nghỉ ngơi)

Hỗ trợ tiền ăn: Áp dụng theo Quyết định số 73/2011/QĐ – TTg ngày 28/12/2011: người lao động tham gia trực 24/24 được trợ cấp tiền ăn 15.000 đ/người/phiên trực

 

Phụ cấp ưu đãi theo nghề

Thực hiện theo Thông Tư Liên Tịch số 02/2012/TTLT-BYT-BNV-BTC ngày 19/01/2012 hướng dẫn thực hiện Nghị Định số 56/2011/NĐ-CP ngày 04/07/2011 của Chính phủ quy định chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với công chức viên chức công tác tại cơ sở y tế công lập (áp dụng từ ngày 19/08/2011).

 

Phụ cấp thường trực 24/24 giờ

Thi hành theo Quyết định số 73/2011/QĐ.TTg  ngày 28/12/2011. Bao gồm các mức hưởng cho bệnh viện loại 1 như sau:

- Người lao động thường trực 24/24 giờ được hưởng 115.000đ/người/phiên trực ngày thường.

- Khu vực hồi sức cấp cứu và chăm sóc đặc biệt thì mức phụ cấp thường trực được tínhbằng 1,5 lần mức quy định trên.

- Trực vào ngày nghỉ bằng 1,3 ngày thường.

- Trực vào ngày lễ bằng 1,8 ngày thường.

- Số người trực được qui định 14 người/phiên trực/100 giường bệnh.

- Chế độ nghỉ bù sau phiên trực: trực ngày thường hoặc ngày nghỉ hàng tuần được nghỉ bù 1 ngày, nếu trực ngày lễ tết được nghỉ bù 2 ngày và đều được hưởng nguyên lương.

- Ngày nghỉ bù do khoa phòng tự sắp xếp để bảo đảm công tác.

return to top