10 tác dụng của nghệ đối với sức khỏe mẹ bầu
Giảm chứng ợ nóng
Trong y học cổ truyền Trung Quốc, nghệ đã được sử dụng như một liệu pháp thay thế để điều trị chứng ợ nóng và các bệnh tiêu hóa khác.
Mặc dù không có nghiên cứu nào trên người cho thấy hiệu quả của củ nghệ trong việc giảm chứng ợ nóng, nhưng một nghiên cứu năm 2006 cho thấy các yếu tố gây viêm và stress oxy hóa có liên quan đến sự phát triển của bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD).
Với tác dụng chống viêm đã được chứng minh, có thể rằng nghệ có thể giúp giảm bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Bà bầu ăn nghệ để giảm ợ nóng nhưng cần lưu ý về liều lượng để đảm bảo sự an toàn và hiệu quả của củ nghệ khi mang thai.
Làm dịu nướu chảy máu
Đỉnh điểm giữa tháng thứ 2 và thứ 8 của thai kỳ, progesterone có thể khiến bà bầu dễ bị viêm nướu khi mang thai.
Viêm nướu khi mang thai báo hiệu quá trình viêm cơ thể. Vì vậy, một loại nước súc miệng dựa trên bột nghệ có thể ngăn chặn tình trạng này. Nước súc miệng nghệ cũng có hiệu quả tương đương với thuốc kháng khuẩn tiêu chuẩn trong việc ngăn ngừa mảng bám và viêm nướu.
Ngăn ngừa tiền sản giật
Tiền sản giật là tình trạng chỉ xảy ra trong thai kỳ – thường là sau tuần thứ 20. Nó xảy ra khi huyết áp rất cao và có protein trong nước tiểu hoặc các vấn đề về thận hoặc gan.
Tiền sản giật chỉ ảnh hưởng đến 8% trường hợp mang thai và hầu hết phụ nữ bị tiền sản giật sinh con khỏe mạnh và hồi phục hoàn toàn. Tuy nhiên tình trạng này có thể nghiêm trọng, dẫn đến khuyết tật của mẹ và trẻ sơ sinh hoặc tử vong nếu không được điều trị ngay lập tức.
Hợp chất curcumin – hợp chất chính trong củ nghệ – có thể làm giảm các dấu hiệu viêm ở phụ nữ mang thai và giúp ngăn ngừa tiền sản giật.
Thúc đẩy sự phát triển não của thai nhi
Nghiên cứu chỉ ra một thứ khác có thể ảnh hưởng đến não bé và sự phát triển thần kinh của bé: mức độ viêm cơ thể của bạn.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng em bé của các bà mẹ có mức độ viêm cao trong thai kỳ có nguy cơ mắc các rối loạn phát triển thần kinh, như rối loạn phổ tự kỷ và rối loạn tăng động giảm chú ý.
Một nghiên cứu năm 2018 cho thấy mối tương quan giữa các dấu hiệu viêm nhiễm của mẹ cao hơn và điểm số bộ nhớ chức năng thấp hơn ở tuổi 2.
Bạn có thể nghĩ rằng tiêu thụ nghệ có thể làm giảm viêm trong khi mang thai và do đó tăng sức mạnh cho não của bé, nhưng vẫn chưa rõ liệu lợi ích của củ nghệ có vượt quá rủi ro hay không.
Tăng sức đề kháng
Nghệ có khả năng chống oxy hóa khá cao, do đó khi mẹ bầu ăn nghệ có thể tăng cường hệ thống miễn dịch và ít bị các loại bệnh tật ghé thăm.
Chống nhiễm trùng
Nghệ còn có tác dụng sát khuẩn khá tốt, nên sẽ giúp mẹ bầu hạn chế được tình trạng nhiễm khuẩn, duy trì sức khỏe tốt khi mang thai.
Giảm ho và cảm lạnh
Đã từ lâu, nghệ được dùng như một phương thuốc chữa ho và cảm lạnh tại nhà. Nghệ có tính sát trùng cò giúp mẹ bầu có thể giảm đau họng và ho.
Giảm táo bón
Táo bón và trĩ là tình trạng rất phổ biến ở các mẹ bầu. Khi mắc hai tình trạng này, mẹ bầu có thể sử dụng nghệ là một lựa chọn tốt giảm bớt tình trạng này.
Nhưng mẹ bầu cần lưu ý, không nên sử dụng lượng nghệ quá nhiều, bạn vẫn nên tuân thủ chế độ ăn nhiều chất xơ, uống nhiều nước và vận động ở mức vừa phải để giúp hệ tiêu hóa làm việc tốt hơn.
Duy trì mức cholesterol trong máu
Khi mang thai, lượng cholesterol trong máu cao có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng trong thai kỳ. Nếu mẹ bầu ăn nghệ hoặc uống nước bột nghệ thì có thể giúp kiểm soát tốt lượng cholesterol trong máu.
Giảm sưng phù
Nghệ còn có thể giúp giảm tình trạng sưng phù khi các mẹ bầu tiến đến những tam cá nguyệt thứ hai và ba (giai đoạn gần cuối thai kỳ).
Nghệ có thể dùng làm đẹp trong suốt thai kỳ
Mặt nạ chống rạn da bụng
Công thức mặt nạ chống rạn da bụng được áp dụng là trộn bột nghệ với kem hoặc sữa đông và thoa lên bụng khoảng 15 phút trước khi tắm để hạn chế tình trạng rạn da bụng thường xảy ra với các mẹ bầu ở tam cá nguyệt thứ hai và ba.
Mặt nạ chống thâm nám
Đối với phụ nữ khi mang thai, sự thay đổi nồng độ hormone dẫn đến nhiều thay đổi với làn da, nhất là những vết thâm nám sẽ xuất hiện phổ biến nhất là ở mặt, nách.
Mẹ bầu có thể áp dụng cách dùng mặt nạ nghệ và dưa leo là một cách tự nhiên để chống lại tình trạng này. Công thức mặt nạ như sau: trộn một ít bột nghệ với nước ép dưa leo và một ít nước cốt chanh (mỗi nguyên liệu bạn dùng khoảng 3 muỗng canh) để tạo thành một hỗn hợp vừa đủ độ sệt và đắp lên những mảng da thâm, nám và đợi khoảng 30 phút trước khi rửa sạch.
Mặt nạ trị mụn
Mụn cứ mọc tràn lan trên làn da là nỗi đau khổ của rất nhiều mẹ bầu. Với tính kháng viêm và sát khuẩn, bột nghệ có thể giúp giảm tình trạng này.
Bạn chỉ cần thoa bột nghệ đã được làm nhão với nước lên vùng da mụn và để một lúc rồi rửa sạch, mẹ sẽ thấy tình trạng mụn trên da được cải thiện đáng kể.
Nguy cơ tiềm ẩn từ nghệ có thể đe dọa đến phụ nữ mang thai
Theo khuyến cáo, nếu ăn quá nhiều nghệ sẽ có hại cho thai nhi vì dễ bị nhiễm độc thai nghén và ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Nếu sử dụng hơn 10g nghệ mỗi ngày có thể gây nên những cơn co tử cung, thậm chí là sảy thai.
Không ít người tin rằng, ăn nghệ trong thời kỳ mang thai có tác dụng làm đẹp da cho thai nhi. Chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh giả thuyết này là đúng; do đó, người mẹ chỉ nên dùng nghệ ở mức thấp nhất có thể.
Bà bầu ăn nghệ: Lưu ý khi sử dụng
Đầu tiên, không ăn nhiều nghệ trong quá trình mang thai, nhất là trong giai đoạn tam cá nguyệt đầu tiên. Bởi đây là thời kỳ nhạy cảm nhất đối với thai nhi, khi phôi thai chưa ổn định và trong giai đoạn hình thành quan trọng nhất đối với mọi cơ quan.
Tuy chưa có bằng chứng nào cho thấy mẹ bầu ăn nghệ nhiều gây dị tật thai nhi, nhưng việc ăn nghệ liên tục và với lượng lớn có thể gây ra tình trạng kích thích co thắt tử cung dẫn đến sảy thai.
Số lượng nghệ an toàn mà các mẹ bầu có thể ăn là dưới 10g mỗi ngày, tương đương với khoảng 1 muỗng canh bột nghệ.
Đối với các mẹ bầu bị đau bao tử, đau dạ dày, có thể dùng một ít bột nghệ trộn mật ong để chữa lành các vết loét bao tử, nhưng không nên vượt quá lượng nghệ an toàn. Mẹ cũng nên tránh sử dụng các loại nghệ đen vì dược tính của nghệ đen mạnh hơn so với nghệ vàng.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh