Bệnh viêm tử cung ở phụ nữ là căn bệnh phụ khoa gặp ở chị em trong độ tuổi sinh sản. Nhất là những người đã trải qua nhiều lần sinh đẻ hoặc nạo hút thai.
Viêm tử cung là tình trạng tử cung bị xâm nhập bởi virus, vi khuẩn, nấm hoặc ký sinh trùng gây nên tình trạng viêm nhiễm. Bệnh ảnh hưởng nhiều đến đời sống sinh hoạt của nữ giới và có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm, như dính buồng tử cung, vô sinh, hiếm muộn,… nếu không được xử trí kịp thời.
Nguyên nhân gây viêm tử cung chủ yếu do các loại vi khuẩn, ký sinh trùng hoặc nấm gây ra. Những yếu tố sau được xem là khởi nguồn dẫn tới căn bệnh này.
Viêm tử cung khiến bạn đau quặn bụng dưới
Nạo hút thai không đảm bảo vô khuẩn: Những trường hợp nạo hút thai hoặc mổ lấy thai diễn ra trong điều kiện không đảm bảo vô khuẩn (sát trùng dụng cụ phẫu thuật, thiết bị y tế,…) sẽ làm cho vi khuẩn dễ dàng tấn công vào lớp nội mạc tử cung bị tổn thương và gây viêm nhiễm.
viêm tử cung sau sinh do ảnh hưởng của quá trình sinh đẻ.
Vệ sinh bộ phận sinh dục kém: Vệ sinh bộ phận sinh dục kém (vệ sinh qua loa, vệ sinh bằng nguồn nước ô nhiễm, thụt rửa sâu vào âm đạo) sẽ làm cho vi khuẩn thâm nhập được vào bộ phận sinh dục. Sau đó, chúng di chuyển theo đường sinh dục và thâm nhập vào nội mạc tử cung.
Các bệnh phụ khoa: Các bệnh phụ khoa như viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm tắc vòi trứng, buồng trứng,… cũng là yếu tố hàng đầu dẫn tới bệnh viêm tử cung ở nữ giới. Do vi khuẩn từ các tuyến này di chuyển vào tử cung qua đường sinh dục.
Quan hệ tình dục không an toàn: Việc quan hệ tình dục không an toàn (bao cao su) sẽ làm gia tăng nguy cơ nhiễm các loại vi khuẩn từ các bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục như lậu, giang mai, sùi mào gà, HIV,… Những loại vi khuẩn này sẽ nhanh chóng thâm nhập vào bộ phận sinh dục của chị em, gây bệnh và tấn công vào nội mạc tử cung,…
Khi bị viêm nhiễm tử cung, chị em thường có những triệu chứng đặc trưng sau:
Khí hư xuất hiện nhiều, đặc quánh như mủ, có màu vàng, xanh hoặc nâu thẫm và có mùi hôi khó chịu.
Tình trạng kinh nguyệt thất thường, hầu hết các trường hợp lượng kinh ít, vón cục hoặc kèm theo máu đỏ tươi.
Âm đạo xuất huyết bất thường giữa chu kỳ kinh.
Người bệnh thường xuyên đau nhức hoặc đau dữ dội ở vùng bụng dưới.
Nhiều trường hợp thân nhiệt tăng cao, người bệnh sốt và đổ mồ hôi, da dẻ xanh xao, cơ thể mệt mỏi.
Nên đi khám thường xuyên đau bụng dưới
Để chẩn đoán chính xác người bệnh có mắc viêm tử cung hay không, các bác sĩ thường tiến hành các bước sau:
Khám lâm sàng: Đây cách bác sĩ tìm hiểu về bệnh sử của người bệnh thông qua những triệu chứng bất thường mà chị em nhận thấy trong khoảng thời gian gần nhất.
Kiểm tra dịch tiết âm đạo: Bằng cách lấy một ít dịch âm đạo, sau đó phân tích về màu sắc, mùi, cấu trúc và lượng của dịch này để biết dịch âm đạo bình thường hay có bất thường.
Siêu âm ổ bụng: Siêu âm ổ bụng giúp bác sĩ phát hiện những bất thường xảy ra ở tử cung của nữ giới như tụ dịch, các viêm loét ở niêm mạc tử cung. Để biết chính xác hơn, các bác sĩ có thể thực hiện siêu âm đầu dò, siêu âm màu,…
Tùy theo mức độ bệnh, tình trạng bệnh của từng bệnh nhân mà các bác sĩ sẽ chỉ định cách xử trí viêm tử cung.
– Hỗ trợ điều trị bằng thuốc uống: Trong trường hợp mức độ viêm nhiễm nhẹ, ở giai đoạn cấp tính.
– Hỗ trợ điều trị bằng phẫu thuật: Áp dụng đối với những trường hợp, mức độ viêm nhiễm nặng, có nguy cơ gây ung thư cổ tử cung và đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Khi đó, người bệnh sẽ được chỉ định cắt bỏ tử cung để đảm bảo tính mạng của mình.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh