Trong nửa đầu thai kỳ, cảm giác mệt mỏi, buồn nôn là khá phổ biến. Cấp độ nghén khác nhau với từng thai phụ. Bạn có thể chỉ buồn nôn vào buổi sáng hoặc cũng có thể nôn (ói) cả ngày. Phần lớn trường hợp nghén sẽ kết thúc sau 3 tháng đầu. Nhưng có một số người mẹ vẫn bị nghén đến tháng thứ tư, thứ năm.
Với cách làm đơn giản chúng tôi xin giới thiệu với các mẹ bầu một số loại thức uống giảm ốm nghén không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn giúp các mẹ bầu trị chứng ốm nghén hiệu quả.
Với đặc tính có vị cay, tính ấm, gừng có tác dụng tán hàn, ôn trung và giải độc do đó thường được sử dụng để giảm tình trạng buồn nôn.
Khi xuất hiện cảm giác buồn nôn, bạn hãy cắt một lát gừng tươi ngậm trực tiếp trong vài phút.
Ngoài ra có thể pha trà gừng để uống, có 3 cách làm trà gừng mà mẹ bầu có thể áp dụng ngay.
– Cách 1: Dùng trà gừng túi lọc (lưu ý nên chọn loại trà có xuất xứ rõ ràng và đảm bảo).
– Cách 2: Giã nhỏ gừng tươi cho vào nước nóng để gừng tiết ra tinh chất, sau đó thêm chút mật ong để uống.
– Cách 3: Ngâm một vài lát gừng tươi cùng ít vỏ quýt thái sợi trong khoảng 15 phút rồi uống.
Trà bạc hà
Bạc hà có tính kháng khuẩn và chống virus, chống oxy hóa mạnh cùng vị thanh mát, mùi thơm nhẹ nhàng nên thường được sử dụng cho phụ nữ mang thai mắc chứng ốm nghén.
Mẹ bầu có thể tự làm trà bạc hà tại nhà bằng cách như sau:
– Chuẩn bị ít lá bạc hà, rửa kĩ bằng nước để loại bỏ bụi bẩn
– Cho lá bạc hà cùng nước vào nồi đun sôi, nước vừa sôi thì tắt bếp
– Lọc lấy nước, thêm chút mật ong và chanh rồi thưởng thức.
Trà chanh mật ong là một thức uống quá đỗi quen thuộc với mọi người, đây cũng là thức uống có công dụng tuyệt vời giúp giảm cảm giác buồn nôn khi bị ốm nghén.
Mùi thơm của chanh kết hợp với mật ong có tác dụng kháng khuẩn, tránh các tình trạng nhiễm trùng dẫn đến buồn nôn.
Pha chế trà chanh mật ong cũng rất đơn giản, bạn chỉ cần sử dụng: 2 thìa nước cốt chanh (hoặc vài lát chanh) và 2 thìa mật ong cho vào nước ấm nóng rồi khuấy đều.
Theo y học cổ truyền, cam thảo là một loại thảo mộc có vị ngọt thường được sử dụng như bài thuốc trị chứng buồn nôn, ói mửa hay rối loạn tiêu hóa.
Mẹ bầu có thể pha chút trà cam thảo để uống khi có cảm giác buồn nôn. Lưu ý chỉ nên uống 240ml một ngày để tránh các phản ứng phụ như tăng huyết áp.
Trái me có vị chua ngọt giàu vitamin C, B tăng sức đề kháng, còn có khoảng 14% tartaric axit giúp kích thích vị giác, giảm tình trạng kém ăn, mệt mỏi khi buồn nôn, ốm nghén lúc mang thai. Bên cạnh đó, trái me còn bù nước, điện giải, thanh nhiệt, tăng cường tiêu hóa.
Cách làm nước me đơn giản như sau:
– Chuẩn bị: Me chín 300g, đường trắng 10g
– Bóc vỏ me cho vào nấu cùng 300ml nước.
– Đun sôi cạn trên lửa nhỏ còn khoảng 200ml, sau đó lọc lấy nước, cho thêm đường vào, khấu đều.
– Khi uống chia 3 lần/ngày.
Sử dụng trái cây để ép nước uống cũng là một cách giúp mẹ bầu giảm cảm giác buồn nôn. Các loại nước trái cây từ cam, quýt, bưởi… được khuyến khích sử dụng trong giai đoạn này.
Lưu ý nên uống nước ép trái cây ít đường để tránh bị tiểu đường thai kỳ.
– Tránh thức ăn cay hoặc nhiều dầu mỡ: Ăn nhiều đồ cay và nhiều dầu mỡ chính là nguyên nhân gây khó tiêu, đầu bụng và khiến tình trạng nôn ói thêm trầm trọng hơn. Một chế độ ăn nhạt và ít dầu mỡ có thể làm giảm buồn nôn và giảm khả năng đau dạ dày.
– Thêm protein vào bữa ăn của bạn: Bữa ăn giàu protein có thể chống buồn nôn tốt hơn bữa ăn nhiều chất béo hoặc carbs.
– Tránh các bữa ăn lớn: Nên chia nhỏ bữa ăn hoặc ăn thêm các bữa ăn nhẹ khi bạn cảm thấy buồn nôn có thể giúp giảm các triệu chứng khó chịu.
– Đứng thẳng sau khi ăn: Một số người có nhiều khả năng bị trào ngược hoặc buồn nôn nếu nằm xuống trong vòng 30 đến 60 phút sau bữa ăn.
– Tránh uống trong bữa ăn: Uống bất kỳ chất lỏng nào trong bữa ăn có thể làm tăng cảm giác no, điều này có thể gây ra cảm giác buồn nôn ở một số người.
– Uống đủ nước: Mất nước có thể làm buồn nôn. Nếu buồn nôn của bạn đi kèm với nôn mửa, thì bạn cần phải uống đủ nước để bù nước cho cơ thể.
– Tập thể dục nhẹ nhàng: Các bộ môn như thể dục nhịp điệu và yoga có thể là những cách đặc biệt hữu ích để giảm buồn nôn.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh