Hiện nay các bà mẹ hiện đại đã không còn quá xa lạ với việc thực hiện cách bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh. Việc vắt sữa, trữ sữa giúp mẹ chủ động hơn khi chăm sóc con, ngay cả khi mẹ phải đi làm cả ngày hoặc đi công tác.Bên cạnh đó, nhiều chị em vẫn còn lúng túng trong việc bảo quản và tích trữ sữa mẹ. Hãy tham khảo bài viết sau về cách bảo quản sữa mẹ đúng cách và đảm bảo chất lượng dinh dưỡng cho con.
Trước khi vắt sữa mẹ
Vệ sinh sạch sẽ trước khi vắt sữa rất quan trọng, vì sữa có thể bị nhiễm khuẩn từ tay, từ ti của mẹ hoặc dụng cụ khi vắt rồi. Người mẹ cần lưu ý những điều sau trước khi vắt sữa.
Lưu trữ sữa mẹ sau khi vắt
Sử dụng túi nhựa trữ sữa mẹ chuyên dụng hoặc bình đựng sạch có nắp đậy kín làm bằng thủy tinh hoặc nhựa để lưu trữ sữa mẹ vắt ra. Mẹ có thể mua các vật dụng này trong siêu thị hoặc nhà thuốc uy tín. Tránh các chai nhựa có ký hiệu tái chế số 7. Không lưu trữ sữa mẹ trong các chai dùng một lần hoặc túi nhựa thông thường, không dành riêng để chứa sữa mẹ.
Thời gian lưu trữ cho sữa mẹ
Bảo quản sữa thừa khác với bảo quản sữa tươi vì vi khuẩn từ miệng trẻ thường xâm nhập vào sữa khi trẻ bắt đầu uống từ bình sữa hay cốc, thìa. Sữa tươi mới được vắt ra có chứa các tế bào sống có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, do vậy có thể để trong tủ lạnh vài ngày và bị nhiễm khuẩn ít hơn sữa mẹ ngày đầu tiên được vắt ra.
Nhiều bà mẹ có con khỏe mạnh đã để dành sữa còn lại hơn hai giờ (đôi khi kéo dài 24-48 giờ) mà không gặp vấn đề gì, nhưng sữa có an toàn hay không phụ thuộc vào một số yếu tố khác đi kèm. Sữa mẹ tươi – mới vắt ra có khả năng chống vi khuẩn cao nhất, tiếp theo là sữa để trong tủ lạnh, sau đó là sữa đã được đông lạnh trước đó. Sữa được đông lạnh trong thời gian ngắn hơn sẽ có nhiều đặc tính chống nhiễm khuẩn hơn sữa được đông lạnh trong thời gian dài hơn. Vi khuẩn phát triển chậm hơn trong bất kì loại sữa mẹ nào so với trong sữa công thức. Đây là một trong những ưu điểm vô cùng tuyệt vời của sữa mẹ.
Kĩ thuật vắt sữa sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh (rửa tay, vệ sinh bộ phận máy hút sữa theo hướng dẫn của nhà sản xuất, rửa bình chứa trong nước xà phòng nóng, khử trùng,…) cũng sẽ ảnh hưởng đến lượng vi khuẩn trong sữa mẹ được vắt hút ra mà mang đi lưu trữ.
Nếu em bé bị ốm hoặc có vấn đề về miễn dịch, con sẽ ít có khả năng xử lý lượng vi khuẩn “bình thường”. Trong trường hợp này, bạn sẽ cần tuân theo các nguyên tắc nghiêm ngặt hơn. Nếu bạn tiết kiệm sữa để sử dụng sau này, một số bà mẹ lại để sữa trong tủ lạnh và những người khác để ở nhiệt độ phòng – chưa có nghiên cứu nào được thực hiện, vì vậy không thể khẳng định cũng như không khuyến khích các bà mẹ tái sử dụng lại sữa mà em bé bú thừa. Các mẹ có thể cho con ăn lại sữa trong vòng hai giờ tới. Sau khi sữa mẹ được để đến nhiệt độ phòng hoặc làm ấm sau khi bảo quản trong tủ lạnh hoặc tủ đông, sữa mẹ nên được sử dụng trong vòng 2 giờ sau đó.
Đối với sữa mẹ bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh, tránh làm rã đông đột ngột:
Lưu ý: Khi mẹ rã đông bằng cách chuyển từ ngăn đông xuống ngăn mát, mẹ sẽ thấy một lớp váng mỏng nổi trên mặt bình, đó chính là chất béo cần thiết trong sữa mẹ, trước khi con ăn chỉ cần lắc nhẹ lớp màng đó sẽ hoà tan đều trong sữa. Nhưng khi có hiện tượng kết tủa thành đám mây trắng đục thì là đã hỏng không sử dụng được, không đảm bảo chất lượng cũng như an toàn cho đường tiêu hoá của con.
Đối với sữa mẹ bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh:
Thực tế, sữa mẹ không cần phải hâm nóng vì có thể cho bé bú ở nhiệt độ phòng hoặc lạnh hơn. Nếu quyết định hâm nóng sữa mẹ, nên tham khảo một số lời khuyên sau:
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh