Độ dài chu kỳ kinh nguyệt thay đổi đôi chút giữa các tháng là điều bình thường, đặc biệt nếu bạn đang trong độ tuổi dậy thì, đang cho con bú hoặc sắp mãn kinh. Nhiều yếu tố khác cũng có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt, chẳng hạn như căng thẳng, thuốc men và các vấn đề về sức khỏe thể chất hoặc tinh thần.
Kinh nguyệt không đều có thể xảy ra vì nhiều lý do, phần nhiều liên quan đến mức độ hormone. Estrogen, progesterone và hormone kích thích nang trứng là những hormone chính chịu trách nhiệm điều hòa chu kỳ kinh nguyệt. Nếu có điều gì đó làm gián đoạn hoặc thay đổi cách các hormone này tăng và giảm trong mỗi chu kỳ, có thể gây ra kinh nguyệt không đều. Thường xuyên có kinh nguyệt không đều không phải là vấn đề gì đáng lo ngại Các yếu tố có thể dẫn đến kinh nguyệt không đều bao gồm:
Kinh nguyệt không đều kéo dài hơn có thể là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Dưới đây sẽ xem xét một số nguyên nhân tiềm ẩn gây ra kinh nguyệt không đều một cách chi tiết hơn.
Trong giai đoạn dậy thì, cơ thể trải qua những thay đổi đáng kể. Có thể mất vài năm để các hormone điều hòa kinh nguyệt đi vào chu kỳ ổn định. Trong thời gian này, việc kinh nguyệt không đều là điều thường thấy. Hiện tượng thiểu kinh cũng có thể xảy ra sau khi sinh con và khi đang cho con bú cho đến khi các hormone trở lại bình thường sau khi sinh con. Cho con bú, đặc biệt là cho con bú hoàn toàn và thường xuyên, có thể ức chế quá trình rụng trứng, khiến kinh nguyệt ngừng lại. Các bác sĩ gọi đây là hiện tương cho con bú vô kinh. Kinh nguyệt cũng trở nên không đều trong thời kỳ tiền mãn kinh. Trong thời gian này, lượng hormone bắt đầu giảm. Các khoảng thời gian giữa các chu kỳ có thể ngày càng xa nhau cho đến khi tắt kinh hoàn toàn
Các BPTT bằng nội tiết tố hoạt động bằng cách ngừng quá trình rụng trứng. Điều này có nghĩa là bạn không có kinh nguyệt khi bạn đang sử dụng các biện pháp này. Tuy nhiên, một số người sẽ hoàn toàn không có kinh, trong khi những người khác sẽ bị chảy máu khi ngừng sử dụng các biện pháp tránh thai. Khi bạn sử dụng thuốc tránh thai, miếng dán tránh thai, thuốc tiêm tránh thai hoặc đặt vòng lần đầu tiên, bạn có thể bị chảy máu bất thường trong vài tháng đầu tiên.
Tương tự, khi bạn ngừng sử dụng biện pháp tránh thai bằng hormone, cũng có thể dẫn đến kinh nguyệt không đều. Cần có thời gian để chu kỳ nội tiết tố của cơ thể bắt đầu hoạt động trở lại như bình thường. Thông thường, mọi người bị chảy máu từ 2–4 tuần sau khi ngừng thuốc tránh thai. Lần ra máu tiếp theo là một kỳ kinh. Có thể mất đến 3 tháng để chu kỳ ổn định. Những người có kinh nguyệt không đều trước khi họ bắt đầu sử dụng biện pháp tránh thai bằng nội tiết tố có thể trở lại có chu kỳ không đều sau khi họ ngừng sử dụng.
Kinh nguyệt không đều đôi khi có thể cho thấy một số vấn đề sức khỏe, chẳng hạn như:
Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) là tình trạng các túi nhỏ chứa đầy chất lỏng, được gọi là u nang, phát triển trong buồng trứng. Hội chứng buồng trứng đa nang gây ra mức testosterone cao, có thể ngăn chặn hoặc trì hoãn quá trình rụng trứng và kỳ kinh của bạn.
Các triệu chứng khác của hội chứng buồng trứng đa nang bao gồm:
Rối loạn ăn uống chẳng hạn như chán ăn tâm thần, chứng cuồng ăn và rối loạn ăn uống vô độ, có thể gây ra kinh nguyệt không đều. Điều này dễ xảy ra hơn nếu ai đó đã trải qua quá trình giảm cân nghiêm trọng.
Các dấu hiệu của rối loạn ăn uống có thể bao gồm:
Lạc nội mạc tử cung là tình trạng các tế bào thường phát triển bên trong tử cung phát triển ra bên ngoài. Thông thường, các tế bào này tạo nên niêm mạc tử cung, dày lên và bong ra theo mỗi chu kỳ kinh nguyệt. Khi các tế bào phát triển ở nơi khác, sự dày lên và rụng đi theo chu kỳ này sẽ gây ra những cơn đau dữ dội. Các triệu chứng khác bao gồm:
Tuyến giáp sản xuất các hormone ảnh hưởng đến sự trao đổi chất, điều hòa nhịp tim và các chức năng cơ bản khác. Nó cũng giúp kiểm soát thời gian rụng trứng và kinh nguyệt. Những người bị cường giáp sản xuất quá nhiều hormone tuyến giáp, trong khi những người bị suy giáp không sản xuất đủ hormone tuyến giáp. Bệnh tuyến giáp có thể làm cho kinh nguyệt trở nên nặng hoặc nhẹ và có thể làm cho kinh nguyệt xảy ra nhiều hơn hoặc ít hơn. Nó cũng có thể gây ngừng rụng trứng ở một số người. Các triệu chứng của cường giáp bao gồm:
Các triệu chứng của suy giáp bao gồm:
Các tình trạng sức khỏe khác liên quan đến kinh nguyệt không đều bao gồm:
Kinh nguyệt không đều thường không có hại. Tuy nhiên, sự bất thường liên tục hoặc dài hạn có thể làm tăng nguy cơ của các vấn đề khác, chẳng hạn như:
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh