✴️ Nhiễm độc thai nghén (Phần 2)

Nội dung

Xem lại: Nhiễm độc thai nghén (Phần 1)

Tóm tắt nhiễm độc thai nghén là gì?

Nhiễm độc thai nghén là tình trạng bệnh lý do thai nghén gây ra trong ba tháng cuối thai kỳ gồm ba triệu chứng chính: phù, tăng huyết áp và protein niệu. Trong quá trình phát triển của y học, bệnh nhiễm độc thai nghén được gọi bằng nhiều tên khác nhau: năm 1928 Fabre gọi "Nhiễm độc do thai". Nước Đức gọi Gestosis. Việt Nam gọi bệnh albumin niệu trong khi có thai. Gần đây Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đề nghị gọi: Rối loạn tăng huyết áp do thai nghén. Tỷ lệ mắc nhiễm độc do thai nghén thay đổi tuỳ theo vùng, từng nước, ở Việt Nam tỷ lệ mắc nhiễm độc thai nghén từ 4 - 5% so với tổng số người có thai, nếu lấy mốc huyết áp bắt đầu từ 140/90 mmHg; và tỷ lệ 10 - 11% nếu lấy mức huyết áp từ 135/85 mmHg theo WHO.

xử trí tiền sản giật

Tiến triển, biến chứng và tiên lượng 

Tiến triển

Nếu cơn sản giật càng mau thì tiên lượngcàng xấu đe doạ đến tính mạng mẹ và thai . Thông thừơng chuyển dạ sẽ xuất hiện và tiến triển nhanh trong vòng 1-2 giờ, song cũng có thể không xảy ra chuyển dạ làm cho tiên lượng nặng thêm.

Tiên lượng:

  • Đối với thai phụ dựa vào các yếu tố
  • Huyết áp.
  • Phù
  • Protein niệu
  • Số lượng nước tiểu.

Thai phụ nếu được điều trị: các yếu tố trên trở về bình thường là tốt. Nếu các yếu tố trên tiến triển nặng lên là xấu có thể đe doạ đến tính mạng.Tỷ lệ tử vong là 5%.

  • Đối với thai nhi dựa vào huyết áp tâm trương:
  • Khi huyết áp tối thiểu > 100 mmHg -> suy thai mạn ,thai kém phát triển .
  • Khi huyết áp tối thiểu > 120 mmHg -> thai chết lưu trong tử cung .

Sản giật tử vong con là 50%.

Biến chứng:

Thai phụ có thể tử vong do các nguyên nhân sau:

  • Tai biến mạch máu não xẩy ra khi cơn co giật liên tiếp và huyết áp tăng cao.
  • Phù phổi cấp, suy tuần hoàn, hô hấp à tổn thương cơ tim vì co thắt mạch.
  • Suy thận cấp à vô niệu
  • Ngừng thở kéo dài do cắn phải lưỡi
  • Viêm thận mãn tính gây tăng huyết áp.
  • Thong manh do hậu quả của biến chứng mạch máu ở đáy mắt
  • Liệt nữa người do di chứng xuất huyết não.
  • Loạn thần sau sản giật.

Chẩn đoán phân biệt

  • Viêm cầu thận mãn: biểu hiện ngay từ đầu trước khi có thai ure

  • Hội chứng thận hư: protein niệu cao, protein máu giảm, huyết áp cao.

  • Huyết áp cao đơn thuần: có HA cao trước lúc có thai, protein(-).

Điều trị nhiễm độc thai nghén 

Mục tiêu điều trị :

  • Đối với mẹ :
  • Ngăn cản sự tiến triển của bệnh
  • Tránh các biến chứng
  • Đối với con :
  • Đảm bảo sự phát triển bình thường của thai trong TC
  • Hạn chế nguy cơ thai kém phát triển
  • Giảm tỷ lệ mắc bệnh và tử vong chu sản

Khi có biểu hiện các triệu chứng đã nêu cần phải tiến hành các biện pháp sau:

  • Chế độ ăn kiêng muối: đây là biện pháp chủ yếu để đề phòng tiền sản giật và sản giật.

Uống: lượng nước hằng ngày rút bớt so với bình thường không quá 1 lít.

  • Chế độ nghỉ ngơi: nằm nghiêng trái để tránh tử cung đè vào cuống thận.
  • Các thuốc lợi niệu:
  • Uống các loại thuốc lợi tiểu thải muối loại Hypothyazit. Có tác dụng tốt vì loại trừ nước và loại trừ Natri ra khỏi cơ thể.
  • Nên dùng 2-3 ngày trong 1 tuần, không nên dùng liên tục.
  • Thuốc hạ huyết áp
  • Chỉ làm hạ HA chứ không làm cho thay đổi sự tiến triển của bệnh, có khi gây nguy hiểm đối với thai nhi do đó chỉ sử dụng thuốc hạ huyết áp khi huyết áp tăng quá cao có thể dẫn đến biến chứng.
  • Thuốc hay dùng có thể: Resecpin, Alpha Methyl Dopa (Aldomet 0,25 không quá 3g/24h) có ưu điểm không làm giảm lượng máu đến thận
  • Dung dịch Magenesium 5%-20% tiêm tĩnh mạch liều 3-4 g/24 h gây dãn mạch hạ huyết áp
  • An thần

Điều trị tiền sản giật

Về nguyên tắc điều trị tiền sản giật cũng phải điều trị giống như sản giật: Bệnh nhân nghỉ ngơi tuyệt đối trong buồng tối, yên tĩnh hoàn toàn tránh kích thích.

  • Theo dõi chặt chẽ về lâm sàng và cận lâm sàng
  • Huyết áp.
  • Nước tiểu.
  • Soi đáy mắt để tiên lượng.
  • Định lượng protein niệu.
  • Điện não đồ.
  • Nghe tim thai.
  • Ăn chế độ kiêng muối và lợi tiểu.

Điều trị khi có cơn co giật

Thuốc: truyền tĩnh mạch chậm dung dịch.

  • Glucoza và thuốc liệt hạch (liều Cortalitic)
  • Aminazin 0,25  (01 ống)
  • Dolacgan 0,10 (01 ống)
  • Pypolphen 0,05 (01 ống) - Đặt Canuyn Mayo để bệnh nhân khỏi cắn vào lưỡi.
  • Dùng Cortailiticque tiêm TM hoặc truyền TM.
  • Đặt Sonde thông đái để theo dõi lượng nước tiểu 24h.

Nếu nước tiểu < 400 ml dùng thêm Lasix 20mg/ 2 lần/ngày

  • Kháng sinh chống nhiễm khuẩn
  • Nếu có cơn sản giật liên tiếp có thể gây mê toàn thân, đặt nội khí quản.
  • Quá trình theo dõi sát cứ 15’ cho đo huyết áp tim mạch 1 lần

Xứ trí sản khoa trong nhiễm độc thai nghén 

Đình chỉ thai nghén gây chuyển dạ:

Chỉ định:

  • Nhiễm độc thai nghén nặng điều trị nội khoa thất bại
  • Huyết áp cao mất bù
  • Sản giật cơn liên tiếp
  • Bệnh tim mãn tính

Thời gian: tiến hành ngay khi đang lên cơn giật (tốt nhất khi tuổi thai > 34 tuần).

Kỹ thuật :

  • Bấm ối .
  • Truyền OXITOXIN.

Ngoại khoa:

Chỉ định mổ lấy thai

  • Khi gây chuyển dạ không có kết quả.
  • Trong cơn giật nếu để đẻ đường dưới sẽ lâu.
  • Máu tụ sau rau.

 Phá thai:

Trong những trường hợp nhiễm độc thai nghén có bệnh lý kết hợp:

  • U tuỷ thượng thận.
  • Suy thận.
  • Huyết áp cao giai đoạn 3- 4.

Dự phòng:

Nhiễm độc thai nghén có thể chỉ ở mức nhẹ hoặc ở mức độ nặng vì nguyên nhân chưa rõ nên chưa có biện pháp phòng bệnh.

Bởi vậy khi có thai, thai phụ cần đăng ký khám thai và quản lý thai nghén là rất cần thiết để phát hiện sớm những bất thường của thai nghén để điều trị kịp thời và làm giảm các biến chứng do nhiễm độc thai nghén gây ra.

Xem thêm: Vỡ màng ối

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top