✴️ Sỏi niệu quản khi mang thai có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Nội dung

Nguyên nhân sỏi niệu quản khi mang thai

Sỏi niệu quản xảy ra ở khoảng một trong số 1.500 đến 3.000 trường hợp mang thai – tỷ lệ tương tự như ở phụ nữ không mang thai trong độ tuổi sinh đẻ.

Sỏi niệu quản xảy ra phổ biến nhất trong tam cá nguyệt thứ hai hoặc thứ ba. Dấu hiệu thường thấy là đau vùng bụng trên hoặc lưng và hai bên, thường lan xuống bẹn hoặc bụng dưới.

Các triệu chứng thường gặp bao gồm buồn nôn/nôn, tiểu gấp và tần suất đi tiểu nhiều. Phát hiện tiểu ra máu.

Nguyên nhân sỏi niệu quản khi mang thai có thể do những thay đổi của cơ thể người phụ nữ. Ở giai đoạn cuối của thai kỳ, bàng quang bị chèn ép bởi thai nhi ngày càng lớn khiến phụ nữ mang thai phải đi vệ sinh nhiều lần. Nhiều bà bầu e ngại việc này nên không uống đủ nước, dẫn đến nước tiểu ít và sau cùng hình thành sỏi niệu quản.  

Ngoài ra, còn có các yếu tố thúc đẩy sỏi niệu quản khi mang thai như:

– Giãn nở đường tiết niệu do tác dụng của progesterone, tắc nghẽn bởi tử cung và nhiễm trùng trong thời kỳ mang thai.

– Tăng natri niệu, axit uric và canxi trong thời kỳ mang thai do sự gia tăng bài tiết qua nước tiểu của các chất ức chế tạo sỏi chẳng hạn như citrate, magiê và glycoprotein. Vì vậy, cả phụ nữ có thai và không mang thai đều có nguy cơ bị sỏi niệu quản như nhau.

– Mức vitamin D tăng cao, làm tăng canxi trong nước tiểu.

Nhận biết triệu chứng sỏi niệu quản khi mang thai

Triệu chứng phổ biến nhất của sỏi niệu quản nói riêng và sỏi hệ tiết niệu nói chung là cơn đau dữ dội, gọi cách khác là cơn đau quặn thận. Cơn đau có thể thay đổi về thời gian và thường cảm thấy ở một bên của cơ thể hoặc giữa lưng, tùy thuộc vào kích thước của sỏi.

Biểu hiện lâm sàng của sỏi niệu quản khi mang thai chủ yếu xảy ra sau 20 tuần với cơn đau quặn thận, đau âm ỉ, sốt, tiểu ra máu, đái rắt, nhiễm trùng…

Đa phần phụ nữ bị sỏi niệu quản khi mang thai vẫn sinh con được bình thường mà không gặp vấn đề gì, nhưng nếu sỏi phát triển kích thước lớn sẽ dẫn đến biến chứng như tăng nguy cơ sảy thai tự nhiên, chuyển dạ sinh non và trẻ sơ sinh nhẹ cân.

Vì thế, phụ nữ mang thai cần chủ động phòng ngừa sỏi thận, xây dựng chế độ ăn uống hợp lý. Trường hợp mắc sỏi niệu quản khi mang thai cần sớm tới bệnh viện thăm khám để xác định nguyên nhân, kích thước sỏi, loại sỏi thì bác sĩ mới chỉ định được phương pháp điều trị sỏi niệu quản phù hợp nhất.

sỏi niệu quản khi mang thai

Phụ nữ mang thai bị sỏi niệu quản sẽ bị đau quặn thận, tiểu rắt, đau hông… nên dễ nhầm lẫn với ảnh hưởng của thai kỳ

Chẩn đoán và điều trị sỏi niệu quản khi mang thai

Chẩn đoán và điều trị sỏi niệu quản có thể được thực hiện an toàn, ít rủi ro cho mẹ và con. Hầu hết sỏi niệu quản sẽ tự đào thải ra ngoài cơ thể nếu kích thước nhỏ. Những viên sỏi lớn hơn sẽ cần điều trị. Nếu không được điều trị, sỏi niệu quản có thể dẫn đến chuyển dạ sớm hoặc cản trở quá trình chuyển dạ bình thường, đe dọa sức khỏe của em bé.

Điều trị sỏi niệu quản khi mang thai thận chủ yếu là điều trị triệu chứng, bao gồm chế độ nghỉ ngơi  hợp lý, dùng thuốc giảm đau và uống đủ nước mỗi ngày. Nếu kích thước sỏi phát triển, gây tắc một bên niệu quản, ảnh hưởng lớn tới sinh hoạt thì cần can thiệp bằng một số phương pháp điều trị không dùng phẫu thuật.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top