✴️ Tại sao và làm thế nào để bác sĩ gây ra chuyển dạ?

Hầu hết các trường hợp mang thai là đơn thai, kéo dài khoảng 40 tuần kể từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối. Thời gian mang thai có thể thay đổi với những người mang thai nhiều lần.

Thông thường tốt nhất là duy trì thai kỳ miễn là bé tiếp tục tăng trưởng và tăng cân cũng như phát triển hoàn thiện não, gan, phổi…Tất cả các quá trình này đều cần thiết cho sức khỏe của trẻ sơ sinh.

Trẻ sơ sinh được sinh ra trước 39 tuần có nhiều nguy cơ gặp các biến chứng về hô hấp, về thị giác và thính giác, không thể giữ ấm và khó khăn khi cho bú, và 1 số các vấn đề sức khỏe khác.

Tuy nhiên, nếu em bé được sinh ra sau 42 tuần, các vấn đề khác có thể phát sinh. Vì lý do này, bác sĩ sẽ đề nghị gây ra cơn chuyển dạ.

     chuyển dạ ở phụ nữ

Tại sao gây ra cơn chuyển dạ có thể là phương pháp tốt?

Đại học Sản phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG) khuyên bạn nên phân loại mang thai đủ tháng theo một trong bốn cách. Các loại là:

  • Sanh sớm: diễn ra trong khoảng từ 37 tuần đến 38 tuần 6 ngày.

  • Sanh đủ tháng: diễn ra sau 39 tuần nhưng trước 40 tuần 6 ngày.

  • Sanh cuối thời hạn: diễn ra trong vòng 6 ngày sau 41 tuần.

  • Sanh già tháng: diễn ra bất cứ lúc nào sau tuần 42.

Các bác sĩ vẫn chưa rõ tại sao một số phụ nữ sinh con già tháng, nhưng một nghiên cứu năm 2012 cho thấy những lý do có thể có thể bao gồm:

  • Yếu tố nội tiết

  • Béo phì, có thể là do mô mỡ ảnh hưởng đến sự cân bằng của hormone trong cơ thể.

  • Yếu tố di truyền, vì cha mẹ sinh ra già tháng thường có khả năng sinh con già tháng.

  • Mang thai lần đầu.

Ngăn ngừa rủi ro của sanh con già tháng

Mang thai già tháng có thể có nguy cơ biến chứng sinh nở cao hơn. Nguy cơ cho bé bao gồm:

  • Tăng kích thước thai nhi, có thể làm tổn thương nhiều hơn trong lúc sinh.

  • Hít chất thải trong phân, có thể dẫn đến các vấn đề về phổi.

  • Sự lão hóa của nhau thai và nồng độ pH thấp ở dây rốn, dẫn đến nhiễm toan máu ở trẻ sơ sinh (pH máu thấp).

  • Các vấn đề phát sinh từ sự hạn chế tăng trưởng trong bụng mẹ, như da nhăn nheo, bong tróc và nhẹ cân do suy dinh dưỡng.

Nguy cơ cho người mẹ bao gồm:

  • Sanh mổ

  • Nguy cơ rách tầng sinh môn trong lúc sanh.

  • Chuyển dạ kéo dài.

  • Cảm xúc tiêu cực, vì chờ đợi có xu hướng làm tăng sự lo lắng

Khi nào bác sĩ sẽ đề nghị giục sanh?

Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể đề nghị gây ra cơn chuyển dạ. Tuy nhiên, trước tiên họ sẽ xem xét các rủi ro, lợi ích và sự cần thiết của can thiệp. Bác sĩ có thể đề nghị giục sanh trong trường hợp:

  • Lo lắng về sức khỏe của bà mẹ hay em bé.

  • Sắp qua 42 tuần.

  • Nhiễm trùng trong tử cung.

  • Chậm phát triển của thai nhi.

  • Nước ối ít.

Một số tình trạng có thể gây rủi ro cho phụ nữ hoặc em bé, bao gồm:

  • Huyết áp cao

  • Tiền sản giật

  • Bệnh tiểu đường

  • Bệnh thận

  • Vấn đề về máu do yếu tố rhesus (Rh)

Thông thường, máu mẹ không hòa lẫn với máu thai nhi trong thai kỳ. Tuy nhiên, điều này có thể xảy ra trong quá trình làm thủ thuật, chẳng hạn như chọc ối hoặc nếu bà mẹ bị chấn thương ở bụng.

      các biện pháp giúp gây chuyển dạ

Làm thế nào để bác sĩ gây ra cơn chuyển dạ?

Nếu cần thiết phải gây ra chuyển dạ, bác sĩ sẽ sử dụng một số loại thuốc và quy trình để bắt đầu chuyển dạ. Các thủ thuật này bao gồm:

Làm giãn cổ tử cung

Có thể làm giãn cổ tử cung bằng cách đặt ống thông.

Chọc ối

Bác sĩ có thể làm vỡ túi ối để bắt đầu chuyển dạ hoặc thúc đẩy chuyển dạ. Họ chỉ có thể thực hiện thủ thuật này nếu cổ tử cung đã giãn đủ để có thể tiếp cận được túi ối.

Hóc-môn

Các bác sĩ có thể sử dụng prostaglandin để cố gắng làm mềm và làm mỏng cổ tử cung, khuyến khích giãn cổ tử cung. Trong một số trường hợp, họ có thể điều trị hormone oxytocin để gây chuyển dạ bằng cách kích thích các cơn co thắt.

Lóc ối

Phương pháp này có thể giúp giải phóng prostaglandin để gây chuyển dạ, theo ACOG.

Nguy cơ của giục sanh

Cũng như với bất kỳ thủ thuật y khoa nào, khởi phát chuyển dạ liên quan đến một số rủi ro. Bao gồm:

  • Các cơn co mạnh, thường xuyên có thể dẫn đến các biến chứng của thai nhi, chẳng hạn như tăng nhịp tim và các vấn đề về dây rốn.

  • Nhiễm trùng cho bà mẹ hoặc thai nhi.

  • Rách tử cung.

  • Tăng khả năng sinh mổ.

  • Thai nhi tử vong.

Những cách gây chuyển dạ tự nhiên

Một số phụ nữ có thể tìm kiếm cách tự nhiên để gây ra chuyển dạ tại nhà. Tuy nhiên, một số phương pháp này có thể không an toàn. Có một số yếu tố cần xem xét trước khi quyết định bất kỳ phương pháp nào. Bao gồm tuổi thai, vị trí của thai nhi và biến chứng thai kỳ có thể xảy ra.

Kích thích núm vú

Vê núm vú hoặc chà xát nhẹ có thể dẫn đến giải phóng oxytocin, giúp gây chuyển dạ.

Tập thể dục

Tập thể dục được khuyến khích trong khi mang thai trừ một số trường hợp đặc biệt. Tuy nhiên, không có bằng chứng cho thấy nó có thể gây ra chuyển dạ.

Tình dục

Quan hệ tình dục có thể giúp gây chuyển dạ vì cực khoái gây ra co bóp tử cung, kích thích núm vú kích hoạt giải phóng oxytocin và tinh dịch có nồng độ prostaglandin cao

Thảo dược

Một số người khuyên dùng thảo dược để gây chuyển dạ. Các tác giả của một nghiên cứu mà BMJ Open công bố năm 2018 đã kết luận rằng mặc dù một số loại thảo mộc có thể có hiệu quả, vẫn thiếu bằng chứng để xác nhận rằng chúng an toàn khi sử dụng.

Thực phẩm

Bằng chứng cho thấy rằng một số thực phẩm, bao gồm thực phẩm cay và dứa, có thể gây ra chuyển dạ.      

Tuy nhiên, thiếu bằng chứng khoa học để hỗ trợ cho những tuyên bố này và những thực phẩm này có thể làm trầm trọng thêm chứng trào ngược axit, vốn đã là một vấn đề phổ biến trong giai đoạn sau của thai kỳ.

Có thể bạn quan tâm: Suy thai là gì?

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top