Các số liệu về nguy cơ sảy thai chỉ là các con số trung bình, vì vậy nguy cơ sảy thai ở mỗi phụ nữ là khác nhau – có thể cao hơn hoặc thấp hơn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Sảy thai cũng có thể xảy ra trước khi người phụ nữ biết mình đang mang thai. Tỉ lệ sảy thai sẽ giảm đáng kể sau khi tim thai được phát hiện trên siêu âm. Một số điểm lưu ý nữa là nếu một phụ nữ biết mình mang thai, nguy cơ sảy thai có thể rơi vào khoảng 15-20%. Đối với thai trước 20 tuần tuổi, tình trạng này được gọi là sảy thai. Sau 20 tuần tuổi, tình trạng này được gọi là thai chết lưu.
Hầu hết các trường hợp sảy thai là do các yếu tố mà chúng ta không thể kiểm soát được. Trong thời kỳ mang thai, các vấn đề di truyền là nguyên nhân chính dẫn đến sảy thai.
Theo các chuyên gia, có khoảng 80% trường hợp sảy thai xảy ra trong 3 tháng đầu thai kỳ (từ tuần đầu tiên đến tuần 13). Dù sự mất mát này có thể gây những tổn thương về tâm lý, song điều này có nghĩa là thai sẽ không thể sống sót ở bên ngoài bụng mẹ. Một phụ nữ sảy thai trong giai đoạn này hoàn toàn có thể có thai kỳ khỏe mạnh trong những lần mang thai tiếp theo.
Trong giai đoạn sớm này, bản thân thai nhi cũng dễ bị ảnh hưởng nhất bởi các tác nhân tác động như tiếp xúc với rượu bia,… Đây là lý do chính tại sao sảy thai thường gặp trong 3 tháng đầu thai kỳ. Khi thai lớn lên sẽ ít bị tổn thương hơn và lúc đó người phụ nữ cũng có thể đã biết thay đổi các chế độ sinh hoạt để ít bị ảnh hưởng đến thai nhi hơn.
Tỉ lệ sảy thai theo tuần tuổi thai
Hiện nay, tỉ lệ thai chết lưu đang giảm nhờ các công nghệ can thiệp hỗ trợ sớm giúp đảm bảo an toàn cho thai nhi. Theo các nghiên cứu, một đứa trẻ được sinh ra ở tuần thứ 22 có rất ít khả năng sống sót. Cơ hội sống sót sẽ tăng lên theo từng tuần. Đến tuần thứ 26, tỉ lệ sống sót tăng lên đến 77% và đến tuần thứ 30, hầu hết trẻ sinh non đều sống sót.
Tỷ lệ sảy thai theo tuổi người mẹ
Tuổi tác cũng là một yếu tố nguy cơ dẫn đến sảy thai. Điều này đến từ việc chất lượng trứng giảm dần theo thời gian. Nguy cơ sảy thai trung bình theo độ tuổi người mẹ như sau:
Cần lưu ý rằng những số liệu này là trung bình và không tính đến nhiều yếu tố ảnh hưởng khác có thể tác động. Ảnh hưởng của các vấn đề về lối sống, chẳng hạn như hút thuốc hoặc ít vận động cũng có thể tích lũy theo tuổi tác, làm trầm trọng thêm các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn và làm tăng thêm nguy cơ sảy thai. Tất nhiên, vẫn có những phụ nữ có thai kỳ khỏe mạnh ở độ tuổi 40 và một số ít mang thai ở độ tuổi 50.
Hầu hết phụ nữ bị sảy thai đều có thai kỳ khỏe mạnh sau này. Một lần sảy thai không có nghĩa là người phụ nữ đó sẽ khó mang thai hoặc khó duy trì thai trong tương lai. Trên thực tế, nghiên cứu cho thấy phụ nữ có nhiều khả năng mang thai trở lại ngay sau khi bị sảy thai. Những người đặc biệt sẽ được yêu cầu xét nghiệm di truyền sau một hoặc nhiều lần sảy thai. Xét nghiệm di truyền có thể giúp bác sĩ hiểu được nguyên nhân gây sảy thai để có các biện pháp dự phòng cần thiết.
Một số yếu tố nguy cơ gây sảy thai khác bao gồm:
Sảy thai không phải là lỗi của ai cả. Đa phần người phụ nữ có thể có một thai kỳ khỏe mạnh sau này cho dù đã từng sảy thai trước đó. Sảy thai có thể khiến người mẹ trở nên bối rối, thậm chí là sốc. Nhưng hãy đừng buông lời nặng nề nào cả. Sự hỗ trợ, giúp đỡ, an ủi từ người thân và bạn bè chính là những nguồn động l
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh