Dưới đây là danh sách các dấu hiệu và triệu chứng sau có thể cảnh báo dấu hiệu viêm nước bọt. Tốt nhất người bệnh vẫn nên tới bệnh viện để kiểm tra và chẩn đoán chính xác. Vì các triệu chứng viêm tuyến nước bọt dễ bị nhầm lẫn với triệu chứng của nhiều bệnh lý khác:
Người bệnh viêm tuyến nước bọt cần thông báo ngay cho bác sĩ nếu bị sốt cao, khó thở, khó nuốt hoặc các triệu chứng ngày càng trở nên nghiêm trọng.
Điều trị tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh, nguyên nhân cơ bản và các triệu chứng khác mà người bệnh gặp phải, chẳng hạn như sưng hoặc đau đớn.
Nếu viêm tuyến nước bọt là do vi khuẩn gây sốt, có mủ, người bệnh có thể được điều trị bằng thuốc kháng sinh và chọc hút mủ.
Một số biện pháp tự chăm sóc tại nhà sẽ giúp người bệnh cảm thấy thoải mái hơn như:
Hầu hết các trường hợp viêm tuyến nước bọt không phải phẫu thuật. Tuy nhiên, phẫu thuật có thể là cần thiết trong các trường hợp viêm tuyến nước bọt mãn tính hoặc tái phát liên tục. Mặc dù không phổ biến, điều trị phẫu thuật có thể liên quan đến việc cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ tuyến nước bọt ở mang tai hoặc loại bỏ tuyến nước bọt ở dưới hàm.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh