✴️ Xét nghiệm đái tháo đường thai kỳ nên thực hiện khi nào?

1. Ai cần thực hiện xét nghiệm đái tháo đường thai kỳ

Phụ nữ thai kỳ tiểu đường (nguồn:internet)

Phụ nữ thai kỳ bị tiểu đường.

Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), đái tháo đường thai kỳ (hay tiểu đường thai kỳ) “là tình trạng rối loạn dung nạp glucose ở bất kỳ mức độ nào, khởi phát hoặc được phát hiện lần đầu tiên trong lúc mang thai”.

Bất kỳ phụ nữ mang thai nào cũng đều cần phải thực hiện xét nghiệm đái tháo đường thai kỳ. Trong đó, một số trường hợp có nguy cơ cao gặp phải tình trạng này bao gồm: người có tiền sử gia đình mắc tiểu đường; tiền căn sinh con to (trên 4000 gram); tiền ăn thai lưu, sinh con bị dị tật; người có từ 3 lần trở lên bị sảy thai liên tiếp.

Phụ nữ mang thai đều cần phải thực hiện xét nghiệm tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ thường không có biểu hiện rõ ràng nên rất khó phát hiện và thường sẽ biến mất sau 1-2 tháng sau sinh. Đây là tình trạng y tế cần được kiểm soát, nếu không được phát hiện và điều trị đúng cách, lượng đường trong máu tăng quá cao sẽ gây biến chứng nghiêm trọng cho phụ nữ trong thời gian mang thai và chuyển dạ, cũng như ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé. 

Một số biến chứng mà tiểu đường thai kỳ có thể gây ra bao gồm: nguy cơ huyết áp cao, phù tay chân, tiền sản giật,… ở người mẹ. Đối với trẻ sơ sinh có thể gặp phải tình trạng dị tật bẩm sinh, vàng da sơ sinh, bệnh đa hồng cầu, béo phì,…

2. Khi nào thì nên thực hiện xét nghiệm đái tháo đường thai kỳ?

Khi nào thì nên thực hiện xét nghiệm đái tháo đường thai kỳ

Khi nào thì nên thực hiện xét nghiệm đái tháo đường thai kỳ?

Để phòng tránh được những hậu quả nghiêm trọng do đái tháo đường thai kỳ gây ra, việc làm các xét nghiệm liên quan trong thời gian mang thai là điều rất cần thiết, đảm bảo sự an toàn cho mẹ và thai thi. 

Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ được thực hiện lần đầu ở giai đoạn tuần thứ 24-28 thai kỳ đối với phụ nữ không được chẩn đoán tiểu đường trước đó. 

Xét nghiệm chẩn đoán tiểu đường thật sự được thực hiện ở phụ nữ có mắc tiểu đường thai kỳ sau khi sinh từ 4-12 tuần. Xét nghiệm này được thực hiện bằng nghiệm pháp dung nạp glucose và các tiêu chuẩn chẩn đoán không mang thai phù hợp trên lâm sàng. 

Đối với những trường hợp đã có tiền sử bị tiểu đường thai kỳ thì nên làm xét nghiệm ít nhất 3 năm/lần để theo dõi sự phát triển của đái tháo đường hay tiền tiểu đường. 

Phụ nữ có tiền sử bị tiểu đường khi mang thai, sau đó được phát hiện tiền tiểu đường cần được điều trị và điều chỉnh chế độ ăn uống khoa học, lối sống tích cực để phòng ngừa bệnh hiệu quả. 

3. Các loại xét nghiệm dùng để chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ

3.1 Xét nghiệm 1 bước

Xét nghiệm 1 bước nhằm mục đích kiểm tra mức độ dung nạp glucose trong 2 tiếng đồng hồ. Thai phụ có thể đến các cơ sở y tế trên cả nước để làm xét nghiệm. Tuy nhiên, trong vòng 8-14 tiếng trước khi làm xét nghiệm, thai phụ cần lưu ý không được ăn, uống bất kỳ thứ gì. 

Phụ nữ mang thai làm xét nghiệm sẽ được uống dung dịch có chứa 75g glucose. Sau đó, y tá sẽ lấy máu khoảng 3 lần, mỗi lần cách nhau 60 phút để kiểm tra lượng đường trong máu. 

Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ 1 bước

Giá trị đường huyết được coi là bất thường sau khi làm xét nghiệm dung nạp glucose với dung dịch 75g glucose trong 2 giờ là:

  • Đường huyết lúc đói: > 92 mg/dl (5,1 mmol/l)
  • Sau 1 giờ: > 180 mg/dl (10,0 mmol/l)
  • Sau 2 giờ: > 153 mg/dl (8,5 mmol/l)

Nếu có nhiều hơn 1 kết quả cao hơn ngưỡng cho phép thì có nghĩa là bạn đã bị tiểu đường thai kỳ. Khi đó, cần phải tham khảo và tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ về cách điều trị. 

3.2 Xét nghiệm 2 bước

Các bước thực hiện Xét nghiệm

Đối với loại xét nghiệm này, thai phụ không cần kiêng khem bất kỳ thứ gì trước khi thực hiện. 

Khi đến cơ sở y tế làm xét nghiệm 2 bước, thai phụ sẽ được uống dung dịch chứa 50g glucose trong vòng 5 phút. Sau đó, chờ khoảng 1 giờ đồng hồ để lấy máu và kiểm tra đường huyết. 

Nếu sau 1 giờ uống dung dịch glucose, kết quả xét nghiệm đường máu ≤ 140 mg/dl (tương ứng với 7,8 mmol/l) thì có thể kết luận bạn không bị đái tháo đường thai kỳ. 

Còn đối với trường hợp có lượng đường huyết vượt qua mức 140 mg/dl thì cần phải thực hiện thêm xét nghiệm dung nạp glucose đường uống trong vòng 3 tiếng đồng hồ. Cụ thể như sau:

  • Không được ăn uống bất kỳ thứ gì trong vòng 8-14 tiếng trước khi làm xét nghiệm.
  • Thai phụ không được ăn uống bất kỳ thứ gì trong 8-14 tiếng trước khi thực hiện xét nghiệm. 
  • Sau đó, thai phụ sẽ được uống dung dịch chứa 100g glucose
  • Sau khi đã uống dung dịch chứa 100g glucose, y tá sẽ tiến hành lấy máu khoảng 3 lần, mỗi lần cách nhau 60 phút để kiểm tra nồng độ đường huyết. 

Cách đọc kết quả

Giá trị đường huyết được coi là bất thường sau khi thực hiện xét nghiệm dung nạp glucose với dung dịch chứa 100g glucose là: 

  • Đường huyết lúc đói: 95 mg/dl (5,3 mmol/l)
  • Sau 1 giờ: > 180 mg/dl (10,0 mmol/l)
  • Sau 2 giờ: > 155 mg/dl (8,6 mmol/l)
  • Sau 3 giờ: > 140 mg/dl (7,8 mmol/l)

Nếu kết quả xét nghiệm có nhiều hơn 1 kết quả cao vượt ngưỡng cho phép thì có thể chẩn đoán bị tiểu đường thai kỳ. Lúc này, bạn nên tham khảo kỹ ý kiến bác sĩ về chế độ ăn uống, tập luyện cũng như phương pháp điều trị giúp kiểm soát bệnh.

Xem thêm: Chế độ ăn khi đái tháo đường thai kỳ

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top