✴️ Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ cho phụ nữ mang thai

Nội dung

Tiểu đường thai kỳ là gì?

Khi khả năng dung nạp đường huyết bị rối loạn dẫn đến lượng đường huyết tăng cao quá mức quy định trong thời gian mang thai, bạn đã mắc tiểu đường thai kỳ. Theo thống kê, chế độ ăn không cân đối khiến 2-5% thai phụ mắc tiểu đường thai kỳ.

Căn bệnh này có thể xảy ra ở bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ, nhưng phổ biến hơn trong khoảng 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ.

Bệnh tiểu đường thai kỳ có thể gây ra ảnh hưởng sức khỏe cho cả mẹ và em bé trong khi mang thai và sau khi sinh. Nhưng các rủi ro có thể giảm trong điều kiện được phát hiện sớm và điều trị hiệu quả.

Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường thai kỳ

Khi ăn, tuyến tụy giải phóng insulin – loại hormone giúp di chuyển đường glucose từ máu đến các tế bào để tạo năng lượng. Khi mang thai, nhau thai tạo ra các hormone khiến glucose tích tụ trong máu.

Thông thường, tuyến tụy có thể gửi đủ insulin để xử lý nó. Nhưng nếu cơ thể có thể tạo ra đủ insulin hoặc ngừng sử dụng insulin như bình thường, lượng đường trong máu sẽ tăng và bạn bị tiểu đường thai kỳ.

xét nghiệm tiểu đường thai kỳ

Khi mang thai, nhau thai tạo ra các hormone khiến glucose tích tụ trong máu.

Triệu chứng của tiểu đường thai kỳ

Đây là bệnh lý khá đặc biệt, không thể hiện bất cứ triệu chứng hay biểu hiện bất thường nào. Hầu hết các trường hợp chỉ được phát hiện khi lượng đường trong máu của bạn được kiểm tra trong quá trình sàng lọc bệnh tiểu đường thai kỳ.

Bên cạnh đó, một số phụ nữ có thể xuất hiện các triệu chứng nếu lượng đường trong máu của họ tăng quá cao (tăng đường huyết), chẳng hạn như:

  • cơn khát tăng dần
  • cần đi tiểu thường xuyên hơn bình thường
  • khô miệng
  • mệt mỏi

Tuy nhiên, những triệu chứng trên cũng khá phổ biến trong giai đoạn mang thai và không nhất thiết là một dấu hiệu của bệnh tiểu đường thai kỳ. Vậy nên khi cơ thể có bất kỳ dấu hiệu khác thường nào hãy đến các cơ sở y tế để trao đổi trực tiếp với các bác sĩ.

Những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường thai kỳ

Bất kỳ phụ nữ nào cũng có thể bị tiểu đường thai kỳ khi mang thai, nhưng trong một vài trường hợp, nguy cơ sẽ gia tăng nếu:

  • Chỉ số khối cơ thể của bạn (BMI) trên 30 – sử dụng máy tính cân nặng khỏe mạnh để tính ra chỉ số BMI của bạn
  • Trước đây bạn đã có một em bé nặng 4,5kg (10lb) trở lên khi sinh
  • Tiền sử bị tiểu đường thai kỳ trong lần mang thai trước
  • Một trong số người thân trong gia đình như cha mẹ hoặc anh chị em bị tiểu đường

Nếu có bất kỳ trường hợp nào trong danh sách trên thì mẹ bầu nên đề nghị được xét nghiệm tiểu đường thai kỳ ngay.

Biến chứng của tiểu đường thai kỳ

Lượng đường trong máu không được kiểm soát tốt ở phụ nữ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ có thể dẫn đến các vấn đề cho phụ nữ mang thai và em bé:

Bệnh tiểu đường thai kỳ khi không kiểm soát tốt sẽ khiến lượng đường trong máu của em bé tăng cao. Cân nặng của trẻ sẽ phát triển hơn mức bình thường. Điều này không chỉ gây khó chịu cho người mẹ trong vài tháng cuối của thai kỳ mà còn gây những khó khăn trong quá trình sinh nở.

Ngoài ra hàm lượng polyhydramnios – quá nhiều nước ối (chất lỏng bao quanh em bé) trong bụng mẹ, có thể gây ra hiện tượng chuyển dạ sớm hoặc gặp các vấn đề khi sinh

Khả năng sinh non (sinh con trước tuần thứ 37 của thai kỳ) cao hơn

Nguy cơ bị tiền sản giật – một tình trạng gây tăng huyết áp khi mang thai và có thể dẫn đến các biến chứng thai kỳ nếu không được điều trị.

Em bé khi sinh ra sẽ bị hạ đường huyết hoặc vàng da và mắt (vàng da) sau khi sinh

Khả năng thai chết lưu, mặc dù trường hợp này tương đối hiếm.

Ngoài ra, việc bị tiểu đường thai kỳ cũng đồng nghĩa với người mẹ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 trong tương lai.

xét nghiệm tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ gây ra những biến chứng không thể lường trước cho sức khỏe của mẹ và bé

Tầm quan trọng của xét nghiệm tiểu đường thai kỳ

Các bác sĩ sản khoa cho rằng, tiểu đường thai kỳ đang trở thành vấn đề đáng lo ngại với sức khỏe thai phụ. Trong khi các mẹ bầu vẫn chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc xét nghiệm tiểu đường thai kỳ, thì căn bệnh này có thể gây ra những biến chứng rất nguy hiểm cho cả mẹ và bé.

Nếu không được điều trị sớm, tiểu đường thai kỳ có thể làm gia tăng nguy cơ bệnh lý ở thai phụ và dẫn đến sảy thai, thai chết lưu, vàng da, dị tật… Thậm chí, tiểu đường thai kỳ còn khiến trẻ bị béo phì, suy hô hấp và rối loạn chuyển hóa trong những năm tháng đầu đời.

Thời điểm lý tưởng để thực hiện xét nghiệm tiểu đường thai kỳ

Bênh tiểu đường thai kỳ thường xảy ra trong nửa sau của thai kỳ. Thời điểm thực hiện xét nghiệm vào khoảng tuần từ 24 đến 28 hoặc sớm hơn nếu người phụ nữ có nguy cơ cao.

Trong khi đó, phụ nữ có tiền sử tiểu đường thai kỳ nên thực hiện xét nghiệm để kiểm tra mức độ phát triển của bệnh ít nhất 3 năm một lần.

Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ diễn ra như thế nào?

Xét nghiệm hai bước: thử glucose + dung nạp glucose

Có đến gần 5% phụ nữ mang thai mắc tiểu đường thai kỳ vì chế độ dinh dưỡng không cân đối. Tuần thai thứ 22-24 là thời điểm mẹ bầu cần xét nghiệm tiểu đường thai kỳ. Các bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm thử glucose đầu tiên để sàng lọc các nguy cơ xem có cần kiểm tra tiếp hay không.

Nếu mức glucose huyết tương được đo lường tại thời điểm 1 giờ sau uống là 130 mg/dL, 135 mg/dL, hoặc 140 mg/dL (7,2 mmol/L, 7,5 mmol/L, 7,8 mmol/L) tiếp tục với nghiệm pháp dung nạp glucose.

Tuy nhiên kết quả thử glucose dương tính, chưa thể kết luận được bạn có mắc tiểu đường hay không. Chỉ khoảng 30% phần trăm phụ nữ có kết quả xét nghiệm glucose dương tính thực sự bị tiểu đường thai kỳ. Lúc này, bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm dung nạp glucose để có kết quả chắc chắn.

Ở bữa ăn cuối cùng trước khi xét nghiệm, mẹ bầu nên ăn muộn vì phải nhịn ăn vào buổi sáng xét nghiệm mới cho kết quả chính xác. Khi xét nghiệm, mẹ bầu phải uống hết một dung dịch ngọt chứa 100g glucose trong vòng 3 giờ. Sau đó một giờ, các bác sĩ trích máu từ ngón tay để kiểm tra đường huyết và xác định cách cơ thể bạn chuyển hóa đường.

Giá trị đường huyết bất thường sau khi uống dung dịch 100g glucose trong vòng 3 giờ được căn cứ như sau:

  • Đường huyết lúc đói: 95mg/dl (5,3mmol/l)
  • Sau 1 giờ: > 180mg/dl (10,0mmol/l)
  • Sau 2 giờ: > 155mg/dl (8,6mmol/l)
  • Sau 3 giờ: > 140mg/dl (7,8mmol/l)

xét nghiệm tiểu đường thai kỳ

Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ thường có 2 phương pháp chính: phương pháp 1 bước và phương pháp 2 bước

Xét nghiệm 1 bước: dung nạp glucose

Thời điểm tốt nhất để xét nghiệm dung nạp glucose là vào sáng sớm khi bụng đang trống rỗng. Các bác sĩ sẽ lấy mẫu máu để kiểm tra đường huyết lúc đói trước khi mẹ bầu uống một lượng dung dịch glucose khoảng 75g.

Cách một giờ, mẹ bầu sẽ được lấy mẫu máu. Sau 3 lần lấy máu, nếu có 2 kết quả dương tính trở lên, có thể kết luận bạn đã mắc tiểu đường thai kỳ. Các bác sĩ sẽ căn cứ vào giá trị đường huyết bất thường sau khi dung nạp glucose trong 2 giờ để kết luận cuối cùng, giá trị đó lần lượt là:

  • Đường huyết lúc đói: > 92mg/dl (5,1mmol/l)
  • Sau 1 giờ: > 180mg/dl (10,0mmol/l)
  • Sau 2 giờ: > 153mg/dl (8,5mmol/l)

Lưu ý: Không được ăn uống bất cứ thứ gì ít nhất khoảng 8 tiếng trước khi xét nghiệm và trong quá trình lấy máu kiểm tra cũng không thể ăn.

Điều trị tiểu đường thai kỳ

Nếu bạn bị tiểu đường thai kỳ, mẹ bầu cần điều trị càng sớm càng tốt để giữ cho bản thân và em bé khỏe mạnh trong suốt quá trình mang thai và sinh nở.

Lượng đường trong máu có thể được giảm bằng cách thay đổi chế độ ăn uống và tập thể dục. Tuy nhiên, nếu những thay đổi này không làm giảm lượng đường trong máu thì người mẹ cần phải uống thuốc.

Ngoài ra, người mẹ cần kiểm tra lượng đường trong máu bốn lần trở lên một ngày và nên theo dõi chặt chẽ sức khỏe trong khi mang thai và sinh để kiểm tra bất kỳ vấn đề tiềm ẩn nào.

Nếu mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ, tốt nhất nên sinh trước 41 tuần. Khởi phát chuyển dạ hoặc sinh mổ có thể được khuyến nghị nếu chuyển dạ không bắt đầu tự nhiên vào thời điểm này.

5 lời khuyên cho phụ nữ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ

xét nghiệm tiểu đường thai kỳ

Thường xuyên tập thể dục và duy trì chế độ ăn uống khỏe mạnh là vô cùng cần thiết với những mẹ bầu không may mắc bệnh tiểu đường thai kỳ

Ăn đồ ăn có lợi cho sức khỏe

Xây dựng chế độ ăn đặc biệt cho bệnh nhân tiểu đường đầy đủ dinh dưỡng và khoa học . Thay thế các đồ ăn nhẹ có đường như bánh quy, kẹo, kem sang các loại đồ ăn có chứa đường tự nhiên như trái cây, cà rốt,.. Đừng quên bổ sung thêm rau và ngũ cốc vào trong thực đơn ăn uống của bạn.

Tập thể dục thường xuyên

Tập thể dục là một cách khác để kiểm soát lượng đường trong máu. Nó giúp cân bằng lượng thức ăn. Sau khi kiểm tra với bác sĩ, bạn có thể tập thể dục thường xuyên trong và sau khi mang thai. Mỗi ngày dành khoảng 30 phút hoạt động thể chất với cường độ vừa phải ít nhất năm ngày một tuần. Các hoạt động tốt cho sức khỏe như đi bộ nhanh, bơi lội,…

Theo dõi lượng đường trong máu thường xuyên

Bởi vì mang thai khiến cơ thể cần năng lượng để thay đổi, lượng đường trong máu có thể thay đổi rất nhanh. Vì thế cần Kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên, theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Uống Insulin nếu cần

Đôi khi một người phụ nữ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ phải dùng insulin. Nếu insulin được bác sĩ yêu cầu, hãy dùng thuốc theo chỉ dẫn để giúp kiểm soát lượng đường trong máu.

Kiểm tra bệnh tiểu đường sau khi mang thai

Người mẹ nên xét nghiệm bệnh tiểu đường từ khoảng 6 đến 12 tuần sau khi em bé được sinh và sau đó duy trì việc kiểm tra sau 1 đến 3 năm. Đối với hầu hết phụ nữ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, bệnh tiểu đường sẽ hết ngay sau khi sinh.

Nếu không biến mất, thì bệnh lúc này được gọi là bệnh tiểu đường loại 2. Điều quan trọng đối với một phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ là tiếp tục tập thể dục và ăn một chế độ ăn uống lành mạnh sau khi mang thai để ngăn ngừa hoặc trì hoãn bệnh tiểu đường loại 2.

Lập kế hoạch mang thai trong tương lai

Nếu bạn đã bị tiểu đường thai kỳ trước đó và bạn dự định có thai trong tương lai, hãy chắc chắn rằng việc tiến hành kiểm tra tiểu đường thường xuyên là cần thiết.

Trong trường hợp có thai ngoài ý muốn, hãy nói chuyện với các bác sĩ về tiền sử tiểu đường thai kỳ trong lần mang thai trước để nhận được lời khuyên hữu ích nhất.

Tiến hành sàng lọc sớm về căn bệnh này trong giai đoạn đầu và sau đó tiến hành xét nghiệm khác vào khoảng tuần thứ 24 đến 28 của thai kỳ.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top