✴️ Top 5 nguyên nhân bị nhiệt miệng thường xuyên và cách xử lý

Nội dung

1. Cách nhận biết nhiệt miệng xảy ra

Nhiệt miệng xuất hiện ở mọi lứa tuổi, giới tính. Ai cũng từng trải qua vấn đề nhiệt miệng ít nhất 1 lần trong đời. Tình trạng này rất dễ nhận biết bởi nó là một vết loét nhỏ và nông, phát triển tại các mô mềm bên trong má và môi, bên dưới lưỡi hoặc trên nướu. Ban đầu từ các dạng đốm trắng, sau to dần hơi mọng nước và có thể vỡ ra sau một vài ngày. Lúc này tạo thành vết loét và làm ảnh hưởng đến khả năng ăn uống, giao tiếp của người bệnh.

nguyên nhân bị nhiệt miệng

Nhiệt miệng là vấn đề sức khỏe thường gặp ở mọi đối tượng

Ngoài ra, trong một số trường hợp người bệnh còn cảm thấy mệt mỏi, có thể sốt và hạch bạch huyết bị sưng.

Thực tế, vết loét có thể tự lành sau khoảng 10 ngày mà không để lại sẹo. Nếu bạn thấy tình trạng vết loét diễn ra lâu hơn, có mức độ nặng hơn thì cần đến thăm khám với bác sĩ chuyên môn để được chẩn đoán và điều trị.

 

2. Nhiệt miệt xảy ra do 5 nguyên nhân sau

Để xác định được chính xác nguyên nhân bị nhiệt miệng vẫn còn là một “thử thách” với người bệnh. Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể xuất phát từ trong vấn đề ăn uống, trong thói quen thường ngày. Vậy đâu mới là 5 nguyên nhân phổ biến gây nên nhiệt miệng?

2.1. Thường xuyên ăn đồ cay, nóng – nguyên nhân bị nhiệt miệng phổ biến nhất

Nhiều người có sở thích ăn các đồ cay, đồ nóng, đặc biệt vào mùa đông. Nhưng ăn quá nhiều và thường xuyên các đồ cay, nóng chính là nguyên nhân gây nên nhiệt miệng. Bởi tính cay/nóng của đồ ăn có thể gây bỏng miệng, lở miệng và nảy sinh mụn nhọt trong niêm mạc miệng.

Hơn nữa, tiếp tục ăn đồ cay/nóng kể cả khi đang bị nhiệt miệng càng làm cho vết sưng mưng mủ và trầm trọng thêm.

2.2. Chăm sóc răng miệng sai cách

Nhiều người lầm tưởng rằng, các sản phẩm chăm sóc miệng có tính làm sạch càng cao, loại bỏ mùi hôi nhanh chóng thì càng tốt. Nhưng đây chính là sai lầm gây ra nhiệt miệng mà không xem kĩ thành phần có trong đó là gì. Hiện nay, nhiều loại kem đánh răng và nước súc miệng có chứa Sodium lauryl sulfate – một chất gây nhiệt miệng và tái phát nhiệt miệng.

Bên cạnh đó, thói quen đánh răng quá mạnh, quá nhanh cùng việc sử dụng bàn chải cứng cũng là yếu tố gây nên nhiệt miệng. Sử dụng chà xát một lực mạnh không chỉ bào mòn men răng mà còn vô tình làm tổn thương các mô ở bên trong khoang miệng. Khi các mô này bị trầy xước sẽ là cơ hội tốt để vi khuẩn tấn công và tạo nên các vết lở loét trong miệng.

tại sao bị nhiệt miệng liên tục

Thói quen đánh răng mạnh, thô bạo sẽ gây tổn thương răng và các mô mềm trong khoang miệng

2.3. Cơ thể thiếu vitamin

Đây có lẽ là nguyên nhân gây bất ngờ với nhiều người, không ai nghĩ rằng nhiệt miệng là một dạng cảnh báo thiếu vitamin trong cơ thể. Không thể phủ nhận vitamin là một dưỡng chất cần thiết và có vai trò quan trọng đối với sức khỏe. Được đánh giá là “tấm lá chắn” bảo vệ sức khỏe từ bên trong, vitamin giúp tăng cường đề kháng và phòng ngừa điều trị nhiều căn bệnh khác nhau.

Khi nhiệt miệng, bạn có thể nghĩ tới cơ thể đang thiếu hụt một số vitamin sau:

– Vitamin B2: chất dinh dưỡng cần thiết trong quá trình hồi phục các mô của cơ thể. Nếu thiếu vitamin B2 gây ra chứng nhiễm khuẩn đường tiết niệu, da, gây đau răng và viêm lợi.

– Vitamin B3

– Vitamin B12

– Vitamin C

2.4. Rối loạn nội tiết tố là nguyên nhân bị nhiệt miệng

Đa số phụ nữ khi đến kỳ kinh nguyệt đều hay bị nhiệt miệng. Lý giải cho điều này là bởi sự thay đổi nội tiết tố trước – trong – và sau chu kỳ khiến thân nhiệt tăng giảm một cách không kiểm soát. Lúc này, khí âm tích tụ trong gan, thận,… gây tình trạng nóng trong và dẫn tới mụn nhọt, lở loét tại các mô mềm trong khoang miệng.

bị nhiệt miệng nặng

Phụ nữ trong kỳ kinh nguyệt cũng có nguy cơ cao bị nhiệt miệng

Nhiệt miệng trong thời kỳ kinh nguyệt khiến cho phụ nữ khổ sở nhân đôi. Tình trạng này kéo dài từng đợt, gây nên khó chịu trong ăn uống và giao tiếp. Đôi khi, vết loét còn khiến người bệnh sốt cao, cơ thể mệt mỏi và đau đớn.

2.5. Do các bệnh lý răng miệng khác

Sâu răng, viêm lợi, viêm tủy răng,… – các bệnh lý răng miệng này cũng là nguyên nhân bị nhiệt miệng. Nếu trong thời gian dài không được điều trị đúng cách, có những phương pháp can thiệp giảm sâu, giảm viêm thì phần mô mềm bên trong khoang miệng cũng bị ảnh hưởng và tấn công bởi tác nhân vi khuẩn.

Ngoài ra, một số yếu tố khác cũng gây nên tình trạng nhiệt miệng như: căng thẳng quá mức, mắc các bệnh viêm đường ruột,…

 

3. Xử lý nhiệt miệng đơn giản và hiệu quả

Khi bị nhiệt miệng, bạn nên bình tĩnh và áp dụng một số phương pháp sau để cải thiện tình trạng cũng như ngăn ngừa tái phát bằng cách:

– Hạn chế dần các thức ăn có tính cay/nóng, nên ăn đồ có tính mát dịu, đặc biệt là rau xanh và hoa quả tươi.

– Uống nhiều nước và chia thành nhiều lần trong ngày.

– Súc miệng bằng nước muối pha loãng 2 lần vào sáng – tối giúp tiêu diệt vi khuẩn.

– Cân bằng giữa công việc và nghỉ ngơi, tránh căng thẳng quá mức.

– Nếu tình trạng nhiệt miệng kéo dài không khỏi, bạn nên tới cơ sở y tế thăm khám để biết được nguyên nhân và mức độ nhiệt miệng. Bác sĩ sẽ quan sát vết thương và xác định mức độ nặng của nhiệt miệng. Trong một số trường hợp nhiệt miệng tiến triển xấu, bác sĩ sẽ chỉ định làm các xét nghiệm cần thiết khác (nếu có).

Nếu tình trạng nhiệt miệng trở nên nặng hơn, bạn cần đến cơ sở y tế thăm khám để được điều trị kịp thời

Như vậy, bài viết trên đã chỉ ra 5 nguyên nhân bị nhiệt miệng phổ biến mà không phải ai cũng biết. Hy vọng sau khi biết được nhiệt miệng là do đâu, bạn sẽ bình tĩnh và có những phương pháp can thiệp kịp thời để điều trị vấn đề nhiệt miệng được dứt điểm.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top