Tuy chúng ta không thể kiểm soát được những gì chúng ta sẽ trải qua nhưng có thể điều khiển được cách phản ứng với nó. Dưới đây là một kế hoạch 5 bước nhanh chóng và hiệu quả để giúp ngăn chặn căng thẳng.
Cố gắng để lờ đi bất kỳ cảm giác nào đều tạo ra sự đề kháng, và đó chỉ làm trầm trọng thêm cơn đau. Nếu căng thẳng phát sinh, bước đầu tiên đơn giản là chỉ cần chú ý đến và coi đó là điều tất yếu xảy ra.
Khi bạn thấy căng thẳng, bạn có cảm thấy tức ngực hay tim đập nhanh hay không? Hãy nhanh chóng điều chỉnh lại cơ thể, đó là một ý tưởng tuyệt vời giúp bạn lấy lại tinh thần nhanh chóng.
Một trong những cách đơn giản nhất giúp bạn lấy lại cân bằng khi bị căng thẳng chỉ với vài giây. Hít thở sâu sẽ giúp bạn bình tĩnh hơn.
Căng thẳng thường là sự kết hợp của nhiều cảm xúc, bao gồm cả sự tức giận, buồn bã, tự trách mình, và nghi ngờ. Hãy dành vài phút để nhắm mắt lại và tập trung sự chú ý của bạn vào bên trong. Nếu một cảm giác hay một ý nghĩ nào đó xuất hiện, hãy cố gắng khám phá nó. Hãy quan tâm đến những gì bạn thích trong những trải nghiệm của bạn chứ không phải chiến đấu với căng thẳng.
Thường khi bị căng thẳng, chúng ta tìm mọi lý do để đổ lỗi cho bản thân mình. Thời điểm căng thẳng thực sự là cơ hội tuyệt vời để mở rộng thêm một chút sự quan tâm đối với bản thân - như thể bạn là người bạn của riêng bạn.
Tất cả các bước trên là những bài tập về sự quan tâm đến cơ thể, hãy cùng cơ thể của bạn biến căng thẳng thành một cơ hội để học hỏi những cách thức mới để liên hệ với chính mình về những trải nghiệm và cảm xúc của bản thân.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh