9 điều cần làm khi bị căng thẳng

Nội dung

Thông thường, chúng ta tìm đến các chuyên gia chẳng hạn nhà trị liệu hoặc tâm lý. Nhưng liệu các chuyên gia sẽ làm gì khi họ cũng bị căng thẳng? Sau tất cả, họ cũng sẽ phải lên lịch, làm việc bận rộn và chăm sóc gia đình giống chúng ta. Dưới đây là cách họ vượt qua áp lực.

Vứt bỏ tư duy làm việc đa nhiệm, không làm nhiều việc cùng lúc

Khi bạn bị ngộp thở với số lượng các công việc trong danh sách việc cần làm, cảm giác bồn chồn gia tăng càng khiến bạn khó khăn hơn để tập trung vào công việc. Kết quả là bạn làm việc ít năng suất hơn khi căng thẳng và bồn chồn kết hợp lại. Hãy tự hỏi bản thân việc gì cần phải làm ngay lập tức. Tập trung vào một công việc không chỉ giúp bạn tăng năng suất mà còn đem lại cảm giác hoàn thành, giảm lo lắng và giúp giải quyết nhiệm vụ tiếp theo với trạng thái tinh thần tốt hơn.

 

Làm việc trong trạng thái vui vẻ

Các nghiên cứu cho thấy nụ cười có nhiều tác dụng sinh lý, bao gồm giảm hormon stress và tăng dopamine cùng các chất hóa học trong não khác tạo nên cảm giác hạnh phúc. Bạn không nhất định phải cười khi gặp chuyện hài hước, đôi khi bạn có thể chủ động cười. Điều này đem lại những khoảnh khoắc tuyệt vời sau trong một ngày làm việc và khiến những gì chúng ta trải qua hàng ngày nhẹ nhõm hơn và nhìn sự việc theo một cách nhìn khác. 

 

Tô màu

Tô màu trên những đường nét tinh tế của một bức tranh đẹp sau ngày làm việc mệt mỏi giúp thoải mái, thư giãn và giúp bạn quên đi những rắc rối đang gặp phải. Thực tế, nghiên cứu chỉ ra rằng những trò tiêu khiển đơn giản có lợi ích về chữa trị. Liệu pháp nghệ thuật trong đó có tô màu có thể giúp người bị trầm cảm, lo âu và rối loạn stress sau sang chấn.

 

Họ có một hoặc vài sở thích

Đó có thể là đạp xe hầu như mỗi ngày quanh thành phố, hay chụp lại những khoảnh khắc đẹp của cuộc sống. Tập luyện là liều thuốc giảm stress tốt nhất, và nhiếp ảnh có thể giúp bạn tập trung vào những vẻ đẹp ngay xung quanh mình.

 

Tìm ra khoảnh khắc để trân trọng những thứ nhỏ nhặt

Trước khi đến nơi làm việc, họ bắt đầu ngày mới với một bài thực hành tĩnh tâm để nhắc nhở bản thân trân trọng từng niềm vui nhỏ trong cuộc sống. Chẳng hạn, bạn dành một khoảng thời gian tập trung cảm nhận tách cà phê trên tay và tận hưởng hương thơm. Một người tràn đầy lòng biết ơn với cuộc sống thì sẽ rất khó bị căng thẳng hay lo âu.

 

Tìm cảm hứng trong âm nhạc

Lời bài hát hay văn thơ đôi khi có thể truyền nguồn cảm hứng đối với sự nghiệp và cuộc sống nói chung. Âm nhạc có thể khiến một ngày trở nên khác đi rất nhiều, khiến người nghe có thể bước tiếp về phía trước một cách tính cực và ít căng thẳng hơn.

 

Lập kế hoạch cho kì nghỉ

Dành một vài ngày ngâm mình dưới ánh nắng hoặc thả mình lướt ván trên biển có thể xóa tan mọi sự căng thẳng. Thoát ra khỏi nếp sinh hoạt thường ngày có thể giúp bạn tập trung vảo bản thân trong khoảnh khắc. Nhưng cảm giác tốt đẹp có thể khởi đầu từ trước đấy. Việc lập kế hoạch cho kì nghỉ có thể đem lại sự hứng thú và giảm stress. Sự hồi hộp trước chuyến đi có thể là một hình thức thoát ly khỏi căng thẳng mãn tính.  

Một nghiên cứu năm 2010 của Hà Lan tập trung vào tác dụng của du lịch đối với hạnh phúc. Có thể không còn bất ngờ nhưng mức độ hạnh phúc có xu hướng tăng lên khi bước vào kì nghỉ và sau đó quay trở lại bình thường nhanh chóng. Đó là lý do quan trọng để bắt đầu tưởng tượng về chuyến đi trước khi đi. Hãy đọc các truyện du kí, học hỏi các nền văn hóa hoặc đến thử những quán ăn nổi tiếng. Một mẹo khác là lên kế hoạch cho vài buổi dã ngoại nhỏ một năm thay vì một kì nghỉ lớn sẽ đảm bảo rằng bạn luôn có thứ để mong đợi.

 

Hát một mình

Mọi người có xu hướng thoải mái hơn trong không gian của riêng mình. Bạn có thể hát theo một bài hát yêu thích trên radio, hoặc tạo một playlist những bài hát gợi lại những kí ức vui vẻ. Các nghiên cứu đã chứng minh hát có thể giảm đi căng thẳng và lo lắng.

 

Hít thở sâu và thường xuyên

Có thể bạn đã đọc được hàng chục lần ở đâu đó rồi, nhưng khó có thể phủ nhận sức mạnh của việc hít thở sâu. Hầu hết các nhà trị liệu đều sẽ khuyên dành một chút thời gian tập trung vào hơi thở khi cuộc sống trở nên căng thẳng. Sau tất cả, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng kĩ thuật thở chánh niệm có thể xua tan sự lo lắng. Nhịp tim hạ và các cơ bắp thả lỏng vì hít thở sâu sẽ đưa một lượng lớn vào máu. Năng lượng sẽ được đẩy lên giúp bạn tập trung.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top