✴️ Định lượng Pepsinogen I

Nội dung

NGUYÊN LÝ

Pepsinogen là chất tiền thân không hoạt tính của pepsin (enzym phân giải protein có trong dịch vị), và được phân loại miễn dịch học ra thành Pepsinogen I (PG-I) và Pepsinogen II (PG-II). PG-I được sản xuất ở tuyến đáy vị.

Định lượng Pepsinogen I theo nguyên lý Miễn dịch Vi hạt hóa phát quang CMI (Chemiluminescent Microparticle Immuno ssay). Ở bước một: mẫu, dung dịch pha loãng đặc hiệu, và vi hạt thuận từ phủ kháng thể kháng PG- I người được kết hợp lại. PG-I có trong mẫu gắn với các vi hạt phủ anti-human PG-I. Sau khi rửa, ở bước hai: chất kết hợp kháng thể kháng PG -I ở người có đánh dấu acridinium được cho vào. Tiếp theo một quá trình rửa khác, cho dung dịch Pre-Trigger và Trigger vào hỗn hợp phản ứng. Kết quả của phản ứng hóa phát quang được tính bằng đơn vị ánh sáng (RLUs). Sự tương quan trực tiếp giữa lượng PG-I trong mẫu và RLUs sẽ được bộ phận quang học trong máy RCHITECT phát hiện. Nồng độ của PG-I trong mẫu được xác định bằng cách sử dụng đường cong chuẩn RCHITECT Pepsinogen I đã thiết lập trước đó.

 

CHUẨN BỊ

Người thực hiện:

 Bác sĩ và cử nhân xét nghiệm đã được đào tạo vận hành máy Rchitect.

Phương tiện, hóa chất:

Phương tiện:

Máy Rchitect ir1000 (hoặc hệ máy miễn dịch khác có khả năng định lượng Pepsinogen I).

Ống nghiệm (EDT, sodium citrate), ống nghiệm không có chất chống đông, dây garô, bơm tiêm 5ml, cồn sát trùng.

Hóa chất:

Bộ thuốc thử 100 / 500 Test RCHITECT Pepsinogen I.

Các vi hạt: 1 chai (6,6 mL chai 100 test / 27,0 mL chai 500 test) kháng thể kháng PG-I ở người (từ chuột, đơn dòng) phủ trên Vi hạt trong dung dịch đệm MOPSO với chất ổn định protein (bò).

Chất bảo quản: Tác nhân kháng vi sinh vật.

Chất kết hợp: 1 chai (5,9 mL chai 100 test / 26,3 mL chai 500 test ) kháng thể kháng PG-I ở người (từ chuột, đơn dòng) phủ trên Vi hạt trong dung dịch đệm MES với chất ổn định protein (bò). Chất bảo quản: ProClin.

Dung dịch hòa loãng đặt hiệt: 1 chai (10 mL trên chai 100 test / 50,9 mL trên chai 500 test) dung dịch pha loãng xét nghiệm đặc hiệu Pepsinogen I chứa dung dịch đệm MOPSO. Chất bảo quản: Tác nhân kháng vi sinh vật.

Người bệnh: 

Những người bệnh nghi ngờ teo niêm mạc tuyến đáy vị dạ dày.

Phiếu xét nghiệm:

Thống nhất theo mẫu quy định của bệnh viện.

 

CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

Bệnh phẩm

Loại mẫu:

Huyết thanh.

Huyết tương (potassium EDT , sodium citrate).

Không dùng các chất chống đông lỏng có thể gây pha loãng dẫn đến làm nồng độ mẫu người bệnh thấp.

Điều kiện mẫu:

Không sử dụng các mẫu sau: Bị bất hoạt do nhiệt, bị tán huyết, thấy nhiễm khuẩn bằng mắt thường, mẫu lấy từ tử thi hay các dịch cơ thể khác.

Để có kết quả xác thực: Mẫu huyết thanh và huyết tương không nên có fibrin, hồng cầu hay các vật thể lạ khác. Nếu mẫu được ly tâm trước khi quá trình hình thành cục máu đông kết thúc hoàn toàn thì sự hiện diện của fibrin có thể gây ra sai số trong kết quả Đối với những mẫu mới rã đông khuyến cáo chuyển mẫu sang ống ly tâm và ly tâm ở ≥ 10. 000 RCF (Relative Centrifugal Force) trong 10 phút trước khi xét nghiệm. Sau đó hút phần dịch trong sang cup đựng mẫu để chạy xét nghiệm. Các mẫu xét nghiệm đã ly tâm có màng lipid ở trên cùng phải được hút vào cup chứa mẫu. Cần phải cẩn thận chỉ chuyển phần dịch trong không được lẫn lipid.

Để có kết quả tối ưu, cần kiểm tra bọt khí trong mẫu bằng mắt. Loại bỏ bọt khí trước khi xét nghiệm. Mỗi xét nghiệm dùng một que riêng để tránh nhiễm chéo.

Bảo quản:

Nếu xét nghiệm được thực hiện sau 24 giờ, tách huyết tương hay huyết thanh ra khỏi cục máu đông bỏ vào cup có nắp đậy. Mẫu có thể được bảo quản 7 ngày ở nhiệt độ 28°C trước khi xét nghiệm. Nếu xét nghiệm được thực hiện sau 7 ngày, bảo quản đông lạnh ở ≤ -10°C.

Tiến hành kỹ thuật:

Lắc đảo ngược chai vi hạt 30 lần để phân tán các vi hạt có thể bị lắng trong quá trình vận chuyển. Nạp Bộ thuốc thử Rchitect Pepsinogen I vào máy Rchitect.

Kiểm tra để chắc rằng có đủ tất cả thuốc thử cần thiết cho xét nghiệm.

Đảm bảo rằng các chai thuốc thử đã mở nắp đều có màng ngăn đậy lại.

Tiến hành hiệu chuẩn nếu cần.

Chuẩn bị mẫu chuẩn và mẫu kiểm tra chất lượng

Lắc trộn chai đựng mẫu chuẩn (Calibrator)và mẫu kiểm tra chất lượng (Control) Pepsinogen I Rchitect nhẹ nhàng trước khi sử dụng.

Yêu cầu chai đựng mẫu chuẩn và mẫu kiểm tra chất lượng Pepsinogen I phải giữ theo chiều thẳng đứng và nhỏ 5 giọt mẫu chuẩn hay 4 giọt của mỗi mẫu kiểm tra chất lượng vào từng cup đựng mẫu tương ứng.

Nạp mẫu và nhấn nút RUN.

 Quy trình pha loãng mẫu:

Mẫu với giá trị Pepsinogen I > 200 ng/mL có thể pha loãng theo quy trình pha loãng thủ công với tỷ lệ 1:5 (100 µL mẫu bệnh phẩm + 400 µL Pepsinogen I Cal 1). Người vận hành phải nhập hệ số pha loãng vào màn hình đặt lệnh mẫu kiểm tra chất lượng hay bệnh phẩm. Tất cả xét nghiệm chọn để đặt lệnh sẽ được pha loãng. Máy sẽ sử dụng hệ số pha loãng này để tự động tính nồng độ mẫu trước khi pha loãng và báo cáo kết quả.

 

NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

Pepsinogen là chất tiền thân bất hoạt của pepsin là enzym phân giải protein có trong dịch vị, và được phân loại miễn dịch học ra thành Pepsinogen I (PG-I) và Pepsinogen II (PG-II). PG-I được sản xuất ở tuyến đáy vị, PG-II được sản xuất ở tuyến đáy vị, tuyến tâm vị, tuyến môn vị và tuyến Brunner.

Bình thường: Nồng độ PG- I < 70 ng/mL

Giới hạn đo: Từ 0 -200 ng/mL.

Bệnh lý:

Trong quá trình teo niêm mạc tuyến đáy vị, tế bào chính của dạ dày sản xuất PG – I giảm đi nhiều và số tuyến môn vị tăng lên. Vì vậy, tỉ lệ PG- I/PG -II (I / II) được phát hiện khá thấp. Do đó, tỉ lệ I / II hữu ích trong việc xác định teo niêm mạc tuyến đáy vị và tầm soát teo niêm mạc tuyến đáy vị sử dụng kết hợp phân tích tỉ lệ PG I & I / II. Trong trường hợp đặc biệt teo màng lót dạ dày, với bệnh teo niêm mạc tuyến đáy vị thì có liên quan đến ung thư dạ dày. Vì vậy, xét nghiệm miễn dịch PG-I và PG-II được dùng để tầm soát bệnh dạ dày. Tỉ lệ PG-I/II < 3 được xem như là ngưỡng phát hiện trong bệnh teo niêm mạc tuyến đáy vị với tỷ lệ cao nhất.

 

NHỮNG SAI SÓT VÀ XỬ TRÍ

Những mẫu máu sau đây có thể gây ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm:

Một số mẫu, đặc biệt là mẫu lấy từ người bệnh dùng thuốc chống đông hay tan huyết khối có thể làm tăng thời gian hình thành cục máu đông. Nếu mẫu được ly tâm trước khi quá trình hình thành cục máu đông kết thúc hoàn toàn thì sự hiện diện của fibrin có thể gây ra sai số trong kết quả.

Mẫu máu từ người bệnh có điều trị heparin có thể bị đông máu từng phần và sự xuất hiện của fibrin có thể dẫn đến sai số. Để tránh trường hợp này, nên lấy máu trước khi dùng liệu pháp heparin.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top