Sau khi nhiễm COVID-19, cơ thể sẽ có các phản ứng miễn dịch thông qua trung gian tế bào và miễn dịch dịch thể để tạo các kháng thể chống lại các kháng nguyên của virus cụ thể là protein nucleocapsid (N) và protein spike (S).
Những kháng thể này bao gồm kháng thể kháng protein S nhắm vào protein S và vùng liên kết thụ thể (RBD) của virus. Các xét nghiệm kháng thể có thể phát hiện sự hiện diện của các kháng thể này trong huyết thanh của người bệnh sau vài ngày đến vài tuần sau nhiễm. Tuy nhiên, không nên sử dụng các xét nghiệm này để chẩn đoán bệnh nhân nhiễm COVID-19 cấp tính (vì cơ thể cần có thời gian để tạo ra kháng thể) mà chỉ có thể dùng để xác định những người đã từng nhiễm COVID-19 nhằm giúp các nhà khoa học tìm hiểu thêm về dịch tễ của SARS-CoV-2.
Mặc dù mối liên hệ giữa việc sinh miễn dịch và khả năng bảo vệ chưa được hiểu một cách đầy đủ, nhưng những bằng chứng chỉ ra rằng việc tạo ra kháng thể sau khi nhiễm bệnh có thể tạo ra một mức độ miễn dịch giúp bảo vệ cơ thể khỏi việc tái nhiễm virus COVID-19 trong ít nhất sáu tháng. Tuy nhiên, người ta vẫn chưa biết sự tiến hoá và các biến thể mới của virus ảnh hưởng như thế nào đến tác dụng bảo vệ của kháng thể.
Hầu như tất cả những bệnh nhân có hệ miễn dịch bình thường đều sinh miễn dịch sau khi nhiễm COVID-19, bao gồm cả miễn dịch tế bào B (miễn dịch dịch thể tiết kháng thể) và tế bào T (đáp ứng và miễn dịch qua trung gian tế bào). Ở người, phản ứng miễn dịch dịch thể bao gồm các kháng thể chống lại protein S và N. Protein S chứa 2 tiểu đơn vị S1 và S2 trong đó S1 chứa RBD là nơi trung gian để liên kết virus với các tế bào nhạy cảm ở người từ đó gây bệnh, do đó RBD là mục tiêu chính để trung hoà kháng thể.
Các kháng thể gồm có IgM, IgG và IgA được phát hiện trong huyết thanh sau nhiễm bệnh 1-3 tuần. Các kháng thể IgG chống lại các protein S và N tồn tại ít nhất vài tháng ở hầu hết mọi người, nhưng khoảng thời gian chính xác mà kháng thể tồn tại sau khi nhiễm bệnh vẫn chưa được biết rõ. Việc kháng thể suy giảm và mất đi đã được báo cáo ở những người bệnh nhẹ. Ở những người bệnh nặng dường như phản ứng kháng thể mạnh mẽ hơn nên các kháng thể đạt hiệu giá cao hơn và tồn tại lâu hơn. Các loại xét nghiệm kháng thể khác nhau có khả năng phát hiện sự tồn tại của các kháng thể khác nhau, trong một số nghiên cứu ghi nhận khoảng 5% -10% không phát hiện được kháng thể IgG sau khi nhiễm COVID-19 bằng các xét nghiệm tìm kháng thể. Tuy nhiên dù không phát hiện được các kháng thể trung hoà ở những bệnh nhân nhiễm bệnh nhẹ hoặc không triệu chứng, đáp ứng miễn dịch dịch thể dường như vẫn còn nguyên do sự tồn tại của các tế bào B nhớ.
Sự tái nhiễm với COVID-19 đã được ghi nhận, tuy nhiên rất nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng những người có kháng thể SARS-CoV-2 ít có nguy cơ nhiễm bệnh và bệnh nhẹ hơn những người không có kháng thể, tuy nhiên mức độ và thời gian bảo vệ vẫn chưa được xác định rõ. Đồng thời, các nhà khoa học vẫn chưa biết được rằng những người tái nhiễm COVID-19 có lây lan cho người khác hay không và lần tái nhiễm có phải là biến thể nhiễm lần trước hay không.
Nhiễm SARS-CoV-2 bắt đầu khi RBD của protein S của virus Corona liên kết với tế bào nhạy cảm ở người, nên việc ngăn chặn virus liên kết với các tế bào nhạy cảm trong đường hô hấp có thể ngăn ngừa nhiễm bệnh. Sự tương tác này giữa protein S của virus và tế bào nhạy cảm ở người đã được dùng làm trọng tâm cho việc phát triển vaccine, tạo ra những kháng thể trung hoà chống lại protein S hoặc RBD.
Những dữ liệu từ hai thử nghiệm hiệu quả của vaccine mRNA pha III và nghiên cứu đoàn hệ cho thấy hiệu quả lên tới 95% sau tiêm đủ 2 liều. Hiện nay, vẫn chưa có dữ liệu về việc liệu sau khi nhiễm COVID-19 có tạo ra mức độ miễn dịch tương đương với tiêm chủng hay không.
Khi nhiễm COVID-19, cơ thể tạo ra kháng thể chống lại các protein của virus bao gồm cả protein S và N trong khi một người được tiêm chủng chỉ tạo được kháng thể chống lại các kháng nguyên mục tiêu của vaccine là protein S và RBD và không có kháng thể đối với các protein không phải mục tiêu khác như protein N. Do đó, tiền sử tiêm chủng và/hoặc nhiễm SARS-CoV-2 trước đó phải được xem xét trước khi giải thích kết quả xét nghiệm kháng thể cho bệnh nhân.
Các xét nghiệm hiện nay với kháng thể SARS-CoV-2 đánh giá IgM và/hoặc IgG đối với một trong hai protein của virus S hoặc N. Vì vaccine COVID-19 được cấu tạo để mã hoá protein S hoặc một phần của protein S, nên xét nghiệm dương tính với S IgM và hoặc IgG có thể cho biết rằng bệnh nhân đã từng nhiễm COVID-19 và / hoặc đã tiêm chủng vaccin ngừa COVID-19 trước đó. Do đó để đánh giá xem một người đã đã tiêm chủng có từng nhiễm COVID-19 trước đây không thì nên sử dụng xét nghiệm đánh giá cụ thể kháng thể N IgM/IgG.
Đối với các xét nghiệm kháng thể được cấp phép sử dụng khẩn cấp bởi FDA, vẫn chưa xác định được liệu các kháng nguyên được sử dụng có chỉ phát hiện đặc hiệu các kháng thể chống lại kháng nguyên đó hay không. Mặc dù các chỉ định được cấp phép sử dụng khẩn cấp hiện tại không cấm việc sử dụng các xét nghiệm này ở những người đã được tiêm chủng, nhưng không có xét nghiệm nào hiện tại được cho phép đặc biệt để đánh giá khả năng miễn dịch hoặc khả năng bảo vệ của những người đã được tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19.
Việc thu thập các chứng cứ cho thấy rằng sự hiện diện của các kháng thể sau khi nhiễm bệnh cung cấp một mức độ bảo vệ khỏi sự tái nhiễm. Các chứng cứ bao gồm:
Mặc dù vẫn chưa chắc chắn về mức độ và thời gian mà những người có kháng thể - có thể xét nghiệm thấy - được bảo vệ chống lại việc tái nhiễm hoặc nồng độ kháng thể cần thiết để có thể bảo vệ hiệu quả, nhưng các nghiên cứu đoàn hệ cho thấy tỉ lệ mắc bệnh giảm 80% -90% ít nhất 6 tháng ở những người sau khi nhiễm bệnh và có xét nghiệm kháng thể dương tính.
Những nghiên cứu theo dõi bệnh nhân theo thời gian đang được tiến hành để đo nồng độ kháng thể trước và sau tiêm chủng hoặc nhiễm bệnh để xác định mối liên quan giữa ngưỡng dưới nhất định của kháng thể với sự thất bại của vaccin hoặc sự tái nhiễm. Những nghiên cứu này được kì vọng sẽ làm sáng tỏ mối liên hệ kháng thể và khả năng bảo vệ của chúng.
Ngoài ra, còn một cơ chế bảo vệ đó là khả năng miễn dịch qua trung gian tế bào T – vốn không được xác định bằng các xét nghiệm tìm kháng thể, vẫn có thể góp phần bảo vệ khỏi sự tái nhiễm sau khi nhiễm bệnh vẫn, dù hiện nay vẫn chưa được hiểu một cách đầy đủ.
Bên cạnh đó các nhà nghiên cứu cũng không biết rằng liệu việc tiến hoá và xuất hiện các biến thể mới của virus có ảnh hưởng đến khả năng bảo vệ của miễn dịch hay không. Một nghiên cứu tại Vương quốc Anh cho thấy trong số những người mắc bệnh >180 ngày trước khi tái nghiễm thì nguy cơ tái nhiễm với biến thể Delta tăng cao hơn so với biến thể alpha.
Trong khi protein S hiện diện trên bề mặt virus và cần thiết cho sự xâm nhập của virus vào tế bào nhạy cảm ở người thì protein N là protein có tính trội miễn dịch được biểu hiện nhiều nhất. Nhiều dạng của protein S – chiều dài đầy đủ (S1+S2) hoặc một phần (vùng S1 hoặc RBD) – được sử dụng làm kháng nguyên cho các xét nghiệm kháng thể. Protein đích quyết định phản ứng chéo và tính đặc hiệu vì protein N được tìm thấy trên các chủng virus Corona, và trong số các protein S thì RBD được bảo tồn nhiều hơn hơn protein S1 hoặc S chuỗi dài đầy đủ. Việc lựa chọn kháng nguyên mục tiêu có thể giúp giải quyết các khía cạnh khác nhau của đáp ứng miễn dịch. Việc phát hiện kháng thể chống lại RBD được coi là có mối tương quan cao hơn với khả năng vô hiệu hoá virus. Các phản ứng khác nhau của kháng thể đặc hiệu S và N có thể được sử dụng để giúp phân biệt việc nhiễm bệnh trước đó với việc tiêm chủng trong các nghiên cứu huyết thanh học, đặc biệt đối với vaccine chỉ tạo kháng thể chống lại protein S.
Các loại xét nghiệm khác nhau có thể được sử dụng để xác định các đặc điểm khác nhau của phản ứng miễn dịch và chứng năng của kháng thể. Các xét nghiệm có thể được phân loại rộng để phát hiện kháng thể liên kết hoặc kháng thể trung hoà.
Các xét nghiệm phát hiện kháng thể liên kết được chia làm 2 loại lớn:
Có ba loại xét nghiệm trung hoà:
Nhiễm SARS-CoV-2 cấp tính được xác định tốt nhất bằng xét nghiệm chẩn đoán sử dụng khuyết đại acid nucleic (NAAT) hoặc xét nghiệm tìm kháng nguyên. Để xác định tiền căn nhiễm bệnh tốt nhất là sử dụng xét nghiệm huyết thanh học cho biết sự hiện diện của kháng thể kháng N. Các bằng chứng tích luỹ cho thấy rằng nhiễm SARS-CoV-2 với sự hình thành của kháng thể có thể tạo một mức độ miễn dịch trong ít nhất 6 tháng. Tuy nhiên, độ mạnh và độ bền của miễn dịch sau khi nhiễm bệnh so sánh với miễn dịch tạo ra do vaccine vẫn chưa được biết rõ.
Các vaccine hiện tại được phân phối ở Hoa Kỳ tạo ra kháng thể kháng protein S. Do đó, sự hiện diện của kháng thể kháng protein N cho thấy một người đã bị nhiễm COVID-19 trước đó bất kể người đó có được tiêm chủng hay chưa. Trong khi sự hiện diện của kháng thể kháng protein S cho biết một người đã từng nhiễm bệnh hoặc đã tiêm chủng trước đó. Việc dương tính với kháng thể kháng protein S và không có kháng thể kháng protein N trong cùng một mẫu bệnh phẩm cho thấy việc tiêm chủng ở một người chưa bao giờ bị nhiễm bệnh hoặc một người đã từng nhiễm COVID-19 trước đó có kháng thể kháng protein N đã suy giảm và mất đi. Vì vaccine tạo ra kháng thể kháng các protein mục tiêu cụ thể của virus, nên kết quả xét nghiệm kháng thể sau tiêm chủng sẽ âm tính ở những người không có tiền sử nhiễm COVID-19 trước đó nếu xét nghiệm được sử dụng không phát hiện được kháng thể do vaccine tạo ra.
Nếu không xác định được tình trạng tiêm chủng trước đó.
Kháng thể kháng protein S |
Kháng thể kháng protein N |
Giải thích kết quả (*) |
+ |
+ |
Đã nhiễm trước đây, có thể đã hoặc chưa tiêm chủng |
+ |
- |
Đã tiêm ngừa và chưa bị nhiễm trước đây |
- |
- |
Chưa tiêm chủng và chưa nhiễm bệnh trước đây |
(*) khả năng kết quả dương tính hoặc âm tính giả, kháng thể không thể phát hiện được sau nhiễm bệnh hoặc tiêm vaccine, và sự suy giảm của kháng thể theo thời gian sau khi nhiễm bệnh hoặc tiêm vaccine cần được xem xét thêm khi giải thích kết quả xét nghiệm kháng thể.
Tất cả những người đủ điều kiện nên được tiêm ngừa COVID-19, bao gồm cả những người chưa được tiêm ngừa trước đó nhưng đã nhiễm bệnh và có xét nghiệm kháng thể kháng COVID-19 dương tính.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh