AFP được biết tới là một dạng protein huyết tương và có mặt trong máu. Đặc biệt, loại protein này được sản sinh, hình thành nhờ các tế bào gan. Đối với thai nhi hoặc trẻ sơ sinh, nồng độ của protein huyết tương khá cao, ngược lại lượng Alpha-fetoprotein trong máu của người trưởng thành, sức khỏe ổn định chỉ dao động trong khoảng 10ng/ml.
Nếu như lượng protein huyết tương cao hơn bình thường, bạn nên đi kiểm tra sức khỏe, thực hiện một số xét nghiệm có liên quan. Nhiều khả năng, sức khỏe của chúng ta đang gặp vấn đề và cần được chăm sóc kịp thời. Vậy xét nghiệm AFP là gì và khi nào bạn nên đi xét nghiệm?
Trên thực tế, đa phần mọi người chưa quan tâm và tìm hiểu nhiều về chỉ số AFP nói riêng và dịch vụ xét nghiệm này nói chung. AFP có tên đầy đủ là Alpha-fetoprotein, để kiểm tra nồng độ này trong cơ thể, chúng ta cần tiến hành xét nghiệm máu.
Thông thường, những người có nguy cơ mắc các bệnh liên quan tới gan, đặc biệt là ung thư gan sẽ được yêu cầu thực hiện xét nghiệm Alpha-fetoprotein. Không những vậy, khi có khối u xuất hiện bên trong cơ thể và nguy cơ gây ung thư tinh hoàn, ung thư buồng trứng, bạn nên đi kiểm tra, tiến hành các xét nghiệm có liên quan.
Đối với các bệnh nhân đang đối mặt với căn bệnh mãn tính có liên quan trực tiếp đến gan, việc theo dõi nồng độ AFP trong cơ thể là cực kỳ cần thiết. Đặc biệt, bệnh nhân có tiền sử mắc xơ gan, viêm gan nên đặc biệt lưu ý, bởi vì những căn bệnh này nếu không được kiểm soát tốt sẽ phát triển thành bệnh ung thư.
Khi tìm hiểu xét nghiệm AFP là gì và mục đích của chúng, bạn sẽ biết rằng dịch vụ xét nghiệm này còn góp phần phát hiện một số dị dạng bất thường khi thai nhi còn trong bụng mẹ. Các mẹ bầu hãy tìm hiểu và thực hiện đầy đủ những loại xét nghiệm trên để đảm bảo em bé phát triển khỏe mạnh và bình thường nhé!
Một trong những vấn đề được nhiều người quan tâm đó là quy trình thực hiện xét nghiệm gồm những bước nào? Bạn không cần lo sợ rằng dịch vụ xét nghiệm này quá phức tạp, gây đau đớn.
Nhìn chung, đây là một dạng xét nghiệm máu, các bước tiến hành rất đơn giản, nhân viên y tế lấy máu tĩnh mạch để làm xét nghiệm. Thời gian thực hiện thao tác chỉ mất khoảng 2 - 3 phút. Trước khi tiến hành, mọi người nên giữ tinh thần thoải mái, tránh những căng thẳng, áp lực.
Ngoài ra, khi tìm hiểu xét nghiệm AFP là gì, rất nhiều bạn thắc mắc về quy trình sau khi hoàn thành xét nghiệm. Các bác sĩ khuyên rằng bệnh nhân nên giữ miếng băng để cầm máu, ép nhẹ tay lên vùng chọc kim. Sau đó, chúng ta có thể sinh hoạt, vận động như bình thường mà không ảnh hưởng tới phần vừa được lấy máu.
Nếu như kết quả chỉ ra rằng nồng độ AFP cao bất thường, chúng ta không khỏi lo lắng về tình trạng sức khỏe của bản thân. Tuy nhiên, một số yếu tố có khả năng ảnh hưởng tới kết quả xét nghiệm. Bạn hãy lưu ý để xác định chính xác tình trạng sức khỏe nhé!
Đối với phụ nữ mang thai, nếu mắc tiểu đường thai kỳ hoặc lượng nhiễm protein huyết tương từ máu của thai nhi khi chọc dò ối thì kết quả xét nghiệm thường cao hơn bình thường. Tuy nhiên, chị em không cần lo lắng quá về trường hợp này. Đặc biệt, người mang thai đôi, thai ba cũng sẽ có nồng lượng Alpha-fetoprotein tương đối cao.
Nếu tìm hiểu kĩ xét nghiệm AFP là gì, chắc chắn bạn sẽ phát hiện ra rằng việc sử dụng chất có chứa đồng vị phóng xạ hoặc hút quá nhiều thuốc lá có ảnh hưởng tới sự chính xác của kết quả. Cụ thể, nồng độ Alpha-fetoprotein có xu hướng tăng cao hơn so với thực tế. Nếu gặp phải tình huống này, bạn hãy trao đổi với bác sĩ để đảm bảo kết luận chính xác nhất nhé!
Nếu nhận được kết quả xét nghiệm cho thấy nồng độ Alpha-fetoprotein ở người lớn nhỏ hơn 40ng/ml chứng tỏ sức khỏe của bạn hoàn toàn bình thường. Con số này ở trẻ nhỏ dưới 1 tuổi là nhỏ hơn 30ng/ml.
Vậy những nguyên nhân nào khiến nồng độ AFP huyết tương biến đổi bất thường?
Đối với phụ nữ mang thai, nếu kết quả xét nghiệm tăng cao hơn thông thường, khả năng thai nhi bị khiếm khuyết ở ống thần kinh hoặc thành bụng, là dấu hiệu đe dọa sảy thai, thai mang dị tật bẩm sinh. Bên cạnh đó, nhiều khả năng mẹ bầu đang mang đa thai.
Trong khi đó, lượng Alpha-fetoprotein có thể giảm trong giai đoạn mang thai nếu như thai phụ đã sảy thai hoặc thai nhi mắc hội chứng Down. Đây là những vấn đề cơ bản chúng ta cần nắm được khi tìm hiểu, nghiên cứu xét nghiệm AFP là gì.
Đối với người trưởng thành, nồng độ protein huyết tương tăng cao là dấu hiệu đáng báo động. Nguyên nhân có thể do bạn đang mắc một số loại ung thư, ví dụ như ung thư gan, ung thư tinh hoàn hoặc buồng trứng,… Cũng có thể, chức năng gan đang suy giảm và gặp nhiều tổn thương nghiêm trọng, đặc biệt là tình trạng xơ gan, viêm gan.
Xem thêm: Ung thư tế bào gan
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh