Tìm hiểu về: Các thành phần của máu
Chỉ trong vài giây sau khi một mạch máu bị cắt, phần mô bị tổn thương này sẽ khiến cho các tiểu cầu trong máu kết dính và vón lại với nhau xung quanh vết cắt. Những tiểu cầu “được kích hoạt” này và phần mô bị tổn thương giải phóng ra các chất hóa học – được gọi là các yếu tố đông máu – có khả năng phản ứng với các hợp chất và một số loại protein khác trong huyết tương, tạo ra một chuỗi các phản ứng hóa học phức tạp và diễn ra nhanh chóng xung quanh vết cắt. Có tất cả 13 yếu tố đông máu được biết đến và được gọi bằng số La Mã – từ yếu tố I đến yếu tố XIII.
Bước cuối cùng của chuỗi phản ứng hóa học này là sự hình thành các sợi mỏng (là tập hợp của một loại protein bền vững tên là fibrin) từ sự biến đổi yếu tố I (còn gọi là fibrinogen – một loại protein hòa tan). Các sợi fibrin này tạo thành một chiếc lưới, bẫy các tế bào máu và tiểu cầu, tạo thành cục máu đông.
Một cục máu đông tự nhiên hình thành trong mạch máu khỏe mạnh có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng. Vì vậy, trong máu cũng tồn tại những hợp chất hóa học ngăn ngừa sự hình thành các cục máu đông và các hợp chất hóa học “hòa tan” các cục máu đông này. Sự cân bằng giữa việc hình thành các cục máu đông và ngăn ngừa đông máu luôn được đảm bảo. Thông thường, trừ khi một mạch máu bị cắt hoặc bị phá hủy, sự cân bằng này nghiêng về phía ngăn ngừa hình thành các cục máu đông trong mạch máu.
Có một số điều kiện dẫn đến tình trạng bị chảy máu quá nhiều khi mạch máu bị tổn thương hoặc bị cắt, như trong các trường hợp sau:
Đôi khi một cục máu đông hình trong mạch máu kể cả khi không có vết thương hoặc vết cắt, chẳng hạn như các trường hợp sau:
Bạn có thể được tư vấn thực hiện các xét nghiệm đông máu trong những trường hợp sau:
Có nhiều xét nghiệm đông máu khác nhau, việc xét nghiệm nào được chọn phụ thuộc vào hoàn cảnh và các vấn đề nghi ngờ. Các xét nghiệm đông máu bao gồm:
Là xét nghiệm thường quy, được sử dụng để đếm số lượng tế bào hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu trong mỗi ml máu. Xét nghiệm này sẽ phát hiện được số lượng tiểu cầu trong máu thấp nếu có.
Xét nghiệm này được thực hiện bằng cách tạo một vết cắt nhỏ trên dái tai hoặc cánh tay và đo thời gian máu ngừng chảy. Khoảng thời gian bình thường là 3 đến 8 phút.
Mẫu máu sau khi lấy được cho vào ống nghiệm có chứa chất chống đông, sau đó được đem đi phân tích trong phòng thí nghiệm. Có thể thực hiện nhiều xét nghiệm, chẳng hạn như các xét nghiệm phổ biến là xét nghiệm PT hay xét nghiệm APTT để kiểm tra hoạt động của các yếu tố đông máu. Các xét nghiệm này được thực hiện bằng cách đo thời gian hình thành cục máu đông sau khi bổ sung một số chất đã kích hoạt vào mẫu máu. Nếu thời gian hình thành cục máu đông dài hơn so với mẫu máu bình thường thì có nghĩa là một hoặc nhiều yếu tố đông máu ở mức thấp hoặc không có trong mẫu xét nghiệm. Những xét nghiệm này có cơ chế tương tự, chỉ khác ở thành phần các chất hóa học được bổ sung vào mẫu máu, nhằm mục đích xác định yếu tố đông máu nào thấp hoặc không có.
Nếu đang dùng một số loại thuốc chống đông máu (thuốc làm giảm khả năng hình thành cục máu đông) bạn cần theo dõi cẩn thận phản ứng của cơ thể trong quá trình sử dụng. Dùng thuốc quá nhiều có thể gây ra các vấn đề về chảy máu, sử dụng thuốc với liều lượng quá ít có thể làm tăng nguy cơ hình thành các cục máu đông. Xét nghiệm INR là xét nghiệm được sử dụng để theo dõi liều lượng thuốc (thường là warfarin) cho người dùng. Chỉ số INR của bạn được tính toán trong phòng thí nghiệm bằng cách sử dụng xét nghiệm PT như đề cập ở trên. Bác sĩ hoặc y tá sẽ thiết lập một mức INR ‘đích’ cho bạn, tùy thuộc vào lý do bạn sử dụng thuốc. Bằng cách kiểm tra máu của bạn đều đặn, họ có thể tư vấn điều chỉnh liều thuốc để đạt được mức INR ‘đích’ này.
Số lượng của nhiều yếu tố đông máu (và các yếu tố chống đông máu) trong máu có thể được xác định bằng một số kỹ thuật khác nhau. Bạn có thể cần phải thực hiện một hoặc nhiều xét nghiệm loại này khi xét nghiệm đông máu thông thường của bạn cho thấy kết quả có vấn đề với tình trạng máu đông. Ví dụ: xác định số lượng yếu tố VIII trong mẫu máu để kiểm tra bạn có bị bệnh Haemophili A hay không (đối với những người bị bệnh Haemophili A thì yếu tố này ở mức rất thấp hoặc không có).
Xét nghiệm này được sử dụng để đo tốc độ và mức độ các tiểu cầu kết tủa lại (ngưng kết) sau khi bổ sung một chất hóa học thúc đẩy quá trình ngưng kết vào mẫu máu. Xét nghiệm này được sử dụng để kiểm tra chức năng của tiểu cầu.
Nếu bạn có một cục máu đông bất thường hình thành trong một mạch máu bình thường, bạn có thể cần thực hiện một số xét nghiệm để xác định nguyên nhân. Ví dụ: xét nghiệm máu kiểm tra ‘yếu tố V Leiden’. Đây là một sự thay đổi bất thường của yếu tố V – khiến cho các cục máu đông dễ hình thành hơn.
Có nhiều tình trạng khác có thể ảnh hưởng đến sự đông máu như do thiếu vitamin, do bệnh bạch cầu, rối loạn trong gan, hoặc nhiễm trùng. Vì vậy, trong một số trường hợp, các xét nghiệm khác là cần thiết để tìm ra nguyên nhân dẫn đến số lượng bất thường của tiểu cầu hoặc của các yếu tố đông máu.
Xem thêm: Xét nghiệm máu lắng
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh