1. Lịch sử
Liên quan đến xét nghiệm máu lắng, các kết luận quan trọng nhất là:
- Tốc độ máu lắng ở mỗi cá nhân khác nhau sẽ khác nhau; máu mà có ít tế bào máu hơn thì sẽ lắng nhanh hơn;
- Tốc độ máu lắng phụ thuộc vào nồng độ fibrinogen huyết tương;
- Khi bị sốt (bao gồm sốt thấp khớp) thì nồng độ fibrinogen trong huyết tương sẽ tăng, ESR cũng tăng theo;
- Máu bị mất fibrinogen thì máu sẽ lắng chậm hơn.
Những phát hiện của ông Biernacki đã cho thấy rõ ý nghĩa lâm sàng của xét nghiệm ESR. Năm 1906 ông chỉnh sửa phương pháp của ông, dùng ống hút mao quản thay cho ống hình trụ cao 20mm như ban đầu. Kỹ thuật này cho phép xác định tốc độ máu lắng khi mẫu máu được lấy từ đầu ngón tay cho vào ống mao quản với chất chống đông là sodium oxalate.
Ông Biernacki mất năm 45 tuổi. Sau 7 năm ông mất thì có một nhà huyết học người Thụy Điển tên là Robert Sanno Fåhraeus đã tiếp tục công bố nghiên cứu về xét nghiệm ESR. Ông phân tích thời gian máu lắng khác nhau giữa 2 nhóm phụ nữ: mang thai và không mang thai. Ông công bố kết quả công trình nghiên cứu của ông vào năm 1918 và 3 năm sau công trình này được công bố rộng rãi trên tạp chí Acta Medica Scandinavica. Ông Fåhraeus nhận thấy có thể sử dụng xét nghiệm ESR như một test thử thai.
Một nhà khoa học khác có nghiên cứu về xét nghiệm ESR là một bác sỹ nội khoa người Thụy Điển tên là Alf Vilhelm Albertsson Westergren. Ông quan sát quá trình máu lắng xuống từ những bệnh nhân bị lao phổi và cũng có những mô tả tương tự về hiện tượng máu lắng như 2 nhà khoa học trước Biernacki và Fåhraeus. Ông Westergren sử dụng máu được chống đông bằng sodium citrate cho xét nghiệm máu lắng. Sau này phương pháp Westergren được xem là phương pháp chuẩn nhất cho xét nghiệm máu lắng.
Quá trình phát minh ra xét nghiệm máu lắng là một ví dụ về sự khó khăn trong việc trao đổi các thông tin y khoa, không những ở trước thời kỳ của Medline và PubMed mà còn ở thời kỳ tiếng anh chưa là ngôn ngữ chung trên thế giới. Vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, đa số các công trình khoa học đều được trình bày bằng tiếng Anh và tiếng Đức.
Đề duy trì độ tin cậy cao nhất, xét nghiệm máu lắng nên được đặt tên theo phương pháp xét nghiệm cụ thể được sử dụng, ví dụ xét nghiệm máu lắng theo phương pháp Westergren. Xét nghiệm máu lắng được phát minh bởi ông Biernacki người Ba Lan và được ông Westergren phát triển thành một kỹ thuật xét nghiệm mới.
Phương pháp Westergren là tiêu chuẩn vàng và được sử dụng làm phương pháp xét nghiệm tham chiếu của xét nghiệm máu lắng ( Theo Hội đồng tiêu chuẩn quốc tế về Huyết học = International Council for Standardization in Haematology = ICSH)
2. Quy trình xét nghiệm máu lắng theo phương pháp Westergren:
Pha loãng 1,6 ml máu toàn phần với 0,4 ml dung dịch natricitrat 3,8% (tỷ lệ 1:4). Lắc đều nhẹ nhàng. Dùng ống Westergren hút máu đã pha loãng đến vạch 0. Lau sạch xung quanh ống máu lắng. Cắm thẳng đứng ống máu lắng lên giá Westergren. Đọc chiều cao cột huyết tương bằng thước vạch có sẵn trên ống Westergreen sau 1 giờ và 2 giờ.
3. Kết luận:
Như đã nói ở trên, tiêu chuẩn vàng để xác định tốc độ máu lắng là phương pháp Westergren. Sau hơn 120 năm được phát minh, xét nghiệm máu lắng hiện nay cũng được sử dụng khá phổ biến trên lâm sàng. Và hiện nay có nhiều phương pháp đo ESR được chỉnh sửa và thay thế với thời gian được rút ngắn lại, chi phí rẻ hơn, thao tác an toàn hơn và độ tin cậy vẫn đảm bảo. ICSH khuyến nghị nhà sản xuất thiết bị xét nghiệm phải nói rõ xét nghiệm máu lắng này được thực hiện hiện theo phương pháp nào và phòng xét nghiệm lựa chọn, xác nhận phương pháp xét nghiệm phù hợp và đảm bảo chất lượng kết quả xét nghiệm được đưa ra.
Có thể bạn quan tâm: Xét nghiệm máu giúp kiểm tra những gì?
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh