✴️ Xét nghiệm dấu ấn ung thư

 “Chất chỉ điểm khối u” là gì?

Chất chỉ điểm khối u là một dấu ấn sinh học được sản xuất và giải phóng vào máu bởi các tế bào ung thư hoặc bởi chính các tế bào lành của cơ thể để phản ứng với sự hiện diện của các tế bào ung thư hoặc trong một số tình trạng bệnh lý lành tính khác (không phải ung thư). Những chất này có thể được tìm thấy trong máu, nước tiểu, phân, tại chính khối u hoặc trong dịch màng phổi, dịch ổ bụng của một số bệnh nhân ung thư. Chất chỉ điểm khối u được dùng để đánh giá sự có mặt của một hay nhiều loại ung thư. Có rất nhiều loại chất chỉ điểm khối u khác nhau, mỗi loại đại diện cho một quá trình bệnh lý nhất định và được sử dụng để phát hiện ung thư.

Định lượng chất chỉ điểm khối u có thể phát hiện ung thư nhưng cũng có nhiều nguyên nhân khác gây tăng các chất này (dương tính giả).

Chất chỉ điểm khối u có thể được sản xuất trực tiếp bởi khác tế bào của khối hoặc các tế bào chịu ảnh hưởng bởi sự có mặt của khối u

     xét nghiệm dấu ấn ung thư

Lưu ý ký hiệu (*):Chỉ điểm nguyên phát (đặc hiệu); (**): Chỉ điểm thứ phát

STT

Chỉ điểm khối u (tumor marker)

Tăng và có liên quan đến ung thư

1

AFP (Alpha-Feto Protein)

* K gan nguyên phát; tinh hoàn; nguyên bào.

2

βhCG (Beta-Human Chorionic Gonadotropin)

* K màng đệm (chorion);

** K tinh hoàn

3


CA 15-3 (Carbohydrate antigen 15-3)

* K vú - Phổi

4


CA 19-9 (Carbohydrate antigen 19-9)

* K tụy tạng, đường mật

** Đại - trực tràng

5


CA 72-4 (Carbohydrate antigen 72-4)

* Dạ dày

** K buồng trứng; Đại - trực tràng

6


CA 125 (Carbohydrate antigen 125)

* K buồng trứng

7

CEA (Carcino embryonic antigen)

* K đại tràng, thực quản, tử cung, vú

** K Tụy tạng, Dạ dày, Tai mũi họng, Tuyến giáp

** K phổi (không tế bào nhỏ), Tế bào C

8

Cyfra 21-1 (Cytokeratin 19 fragments)

* K phổi (không tế bào nhỏ), bàng quang

** K phổi (tế bào nhỏ)

9

tPSA (total prostate specific antigen)

fPSA (free prostate specific antigen)

** K tiền liệt tuyến

10


TG (Thyroglobulin) Anti-TG (Anti-Thyroglobulin)

** K tuyến giáp

11

Ferritin

* Khối u liên quan đến các chứng thiếu máu

12

b2 Microglobulin

* Đa u tuỷ

13


Bence-Jones protein

* Đa u tủy xương (Kahler)

14

NSE (Neuro Specifc Enolase)

* K phổi (tế bào nhỏ)

** U nguyên bào thần kinh (Neuroblastoma)

15


SCC

(Squamous Cell Carcinoma antigen)

* K tế bào vảy, cổ tử cung

** K phổi (không tế bào nhỏ), tai mũi họng, da

16


Calcitonine

* K tuyến giáp thể tủy (medullary thyroid carcinoma)

Hầu hêt những chỉ điểm u có bản chất là phân tử protein. Tuy nhiên, xu hướng phát triển gần đây của chuyên ngành sinh học phân tử cho phép sử dụng ngay chính các đoạn gien hay thành phần phân tử ADN của tế bào ung thư với vai trò như một chỉ điểm khối u.

     

Xét nghiệm chất chỉ điểm khối u trong máu

Phần lớn các chất chỉ điểm khối u có độ đặc hiệu không cao, mặc dù kết quả xét nghiệm các chất chỉ điểm khối u tăng trên giới hạn bình thường gặp nhiều hơn trong các bệnh ung thư nhưng cũng có thể gặp trong một số tình trạng bệnh lý lành tính khác và một loại chỉ điểm khối u có thể tăng trong nhiều bệnh lý ung thư khác nhau. Do đó, tăng nồng độ các chỉ điểm khối u không cho phép khẳng định chẩn đoán có hay không có mắc bệnh ung thư.

Mặc dù giá trị cụ thể của chất chỉ điểm u cũng không phản ánh một cách chính xác tình trạng giai đoạn bệnh ung thư (sớm hay muộn), tuy nhiên, ung thư ở giai đoạn sớm thường không làm tăng các chất chỉ điểm khối u trong máu. Do đó, với các bằng chứng khoa học hiện có, hầu hết các chất chỉ điểm khối u hiện tại không được sử dụng trên thực tế lâm sàng với mục đích chẩn đoán, phát hiện sớm bệnh ung thư.

Cho đến hiện tại, các chỉ điểm khối u được áp dụng trên thực tế như thế nào? Các chất chỉ điểm khối u được sử dụng trong chẩn đoán bệnh ung thư với ý nghĩa giúp dự đoán mức độ tiến triển và lan rộng của tế bào ung thư (giai đoạn bệnh). Một bệnh nhân ung thư có chất chỉ điểm khối u tăng cao gợi ý cho bác sỹ điều trị khả năng bệnh ung thư ở giai đoạn tiến triển, xâm lấn rộng hay có di căn đến các cơ quan, bộ phận khác, từ đó có các chỉ định thăm dò, tiên lượng, kế hoạch điều trị phù hợp. Chỉ điểm khối u được xét nghiệm định kỳ trong quá trình điều trị bệnh ung thư, một tiêu chí quan trọng giúp bác sỹ đánh giá đáp ứng của bệnh với điều trị.

Xét nghiệm chỉ điểm khối u giảm hoặc quay về mức bình thường có thể phản ánh bệnh đang đáp ứng tốt với điều trị, trong khi đó các xét nghiệm này không thay đổi đáng kể hoặc tăng cao hơn cho thấy bệnh đáp ứng kém hoặc tiếp tục tiến triển xấu.

Sau khi kết thúc điều trị bệnh ung thư, bác sỹ có thể chỉ định xét nghiệm chỉ điểm khối u trong các lần tái khám theo dõi định kỳ sau điều trị nhằm mục đích phát hiện sớm tình trạng bệnh ung thư tái phát quay trở lại. Chất chỉ điểm u tăng cao dần qua các lần theo dõi là một dấu hiệu quan trọng cảnh báo bác sỹ điều trị nguy cơ các tế bào ung thư bắt đầu phát triển trở lại gây ra tái phát bệnh

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top