NGUYÊN LÝ
Kỹ thuật Fish xác định t (1;19) sử dụng các probe là đoạn ADN có gắn huỳnh quang và có trình tự nucleotide bổ sung đặc hiệu với đoạn ADN của gen PBX1 trên nhiễm sắc thể số 1 và gen TCF3 trên nhiễm sắc thể số 19. Các probe này lai ghép với các đoạn ADN tương đồng trên nhiễm sắc thể. Từ đó, chúng ta có thể phát hiện bệnh lý một cách chính xác và nhanh chóng.
CHỈ ĐỊNH
Xét nghiệm này chỉ định cho người bệnh trong trường hợp nghi ngờ có chuyển đoạn t (1;19).
CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Không có chống chỉ định.
CHUẨN BỊ
Người thực hiện:
Kỹ thuật viên xét nghiệm di truyền - Sinh học phân tử đã được đào tạo.
Phương tiện - Hóa chất:
Phương tiện:
Thiết bị: Bể ổn nhiệt, máy lai, máy ly tâm, máy trộn mẫu, và kính hiển vi huỳnh quang.
Dụng cụ: Kẹp kim loại, 10 cóng Coplin, nhiệt kế, coverslip 22x22, pipetman 100 µl, 10 µl, xi măng cao su, ống đong, giấy thấm.
Hóa chất:
LSI TCF3 / PBX1 Dual Color, Dual fusion translocation probe, DAPI / antifade;
Dung dịch 10% formamide: 5 ml formamide + 30 ml H2O + 15 ml 20X SSC;
Dung dịch 2X SSC;
Dung dịch rửa 0,1% NP40: 2X SSC + 0,1% NP40;
Dung dịch rửa 0,3% NP - 40: 0,4X SSC + 0,3% NP40;
Cồn 70o, 85o, 100o.
Bệnh phẩm:
2 ml máu ngoại vi hoặc dịch hút tủy xương được đựng trong bơm tiêm có tráng chất chống đông heparin 5.000 đơn vị / ml.
CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
Xem bài “Quy trình xét nghiệm gen bằng kỹ thuật Fish”.
NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ
Quan sát dưới kính hiển vi huỳnh quang, với kỹ thuật Fish hai màu, chúng ta sẽ thấy 3 màu:
Màu xanh da trời đậm: Màu nhân tế bào;
Màu xanh: Màu của probe;
Màu đỏ: Màu của probe.
Nhận định kết quả:
Không có chuyển đoạn t (1;19): Hai tín hiệu đỏ và hai tín hiệu xanh;
Có chuyển đoạn t (1;19): Một tín hiệu đỏ, một tín hiệu xanh, hai tín hiệu màu da cam.
NHỮNG SAI SÓT VÀ XỬ TRÍ
Xem bài “Quy trình xét nghiệm gen bằng kỹ thuật Fish”.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu hướng dẫn sử dụng của công ty Vysis.
Lynda J. Cambell, (2011), “Cancer cytogenetic”, Human Press.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh