3 cách chữa ho từ liệu pháp thiên nhiên

Mặt khác, ho mãn tính có thể do một trong những tình trạng bệnh sau:

  • Hen suyễn
  • Dị ứng
  • Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)
  • Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD)
  • Ho mãn tính cũng có thể là do hút thuốc hoặc do sử dụng một số loại thuốc.

Nếu ho kéo dài, ho gây đau, đi kèm với khó thở, sốt, ớn lạnh, hoặc suy nhược cơ thể, hoặc nếu bạn ho ra máu hoặc dịch nhầy màu vàng hoặc xanh, điều đặc biệt quan trọng là gọi bác sĩ của bạn.

Phương pháp trị ho từ tự nhiên

Mặc dù chúng sẽ không chữa khỏi nguyên nhân gây ra ho của bạn, nhưng những cách sau đây có thể giúp làm giảm các triệu chứng ho của bạn:

1) Mật ong

Trong một nghiên cứu đăng trên tạp chí Archives of Pediatrics and Adolescent Medicine, các nhà nghiên cứu so sánh một liều duy nhất mật ong kiều mạch hoặc dextromethorphan có vị mật ong được uống 30 phút trước khi đi ngủ hoặc không điều trị khi ho vào ban đêm và khó ngủ. Mật ong được chứng minh là giảm tần suất ho tốt hơn đáng kể so với việc không điều trị, và tác dụng của mật ong tương đương với dextromethorphan.

Hãy thử thêm mật ong vào trà thảo mộc hoặc nước ấm và chanh, hoặc dùng nguyên một muỗng mật ong để trị ho.

2) Thục quỳ

Các hợp chất chiết xuất từ cây ​​thục quỳ (Althea officinalis) có thể giúp làm giảm tình trạng ho. Mặc dù chưa có nghiên cứu lâm sàng đánh giá tác dụng này, nhưng từ lâu, thục quỳ đã được sử dụng để làm dịu cơn ho khan, khó chịu và đau họng trong y học cổ truyền. Thảo mộc này có chứa chất nhầy, sẽ bao phủ cổ họng và làm dịu mô bị kích thích.

Thục quỳ có thể được uống dưới dạng trà.

3) Dây thường xuân, hoa anh thảo, và cỏ xạ hương

Dây thường xuân (Hedera helix), cỏ xạ hương thymus vulgaris, và hoa anh thảo (Primula veris) đôi khi được sử dụng kết hợp với siro ho thảo dược để làm giảm dịu cơn ho. Được biết đến như là một loại thảo mộc dùng để nấu ăn, cỏ xạ hương có chứa thymol, một hợp chất có đặc tính giúp long đờm. Dây thường xuân là một loại cây thông thường có chứa các hợp chất có thể chất làm loãng dịch nhầy và làm cho dễ long đờm hơn.

Trong một bài tổng quan nghiên cứu được công bố trên tạp chí Meditation and Alternative Medicine năm 2011, các nhà nghiên cứu đã phân tích 10 nghiên cứu đã công bố trước đó đánh giá hiệu quả của lá dây thường xuân trong điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp tính (ba nghiên cứu đánh giá kết hợp giữa cây thường xuân và cỏ xạ hương).

Trong phần kết luận, các tác giả khẳng định rằng tất cả các nghiên cứu đều cho thấy chất chiết xuất từ ​​cây thường xuân có hiệu quả trong việc giảm các triệu chứng của nhiễm trùng đường hô hấp trên (bao gồm tần số và thời gian ho) nhưng cần thêm bằng chứng vì hầu hết các nghiên cứu đều có sai sót đáng kể.

 

Sử dụng các biện pháp tự nhiên để giảm ho

Uống nhiều nước hoặc trà ấm có thể giúp làm lỏng chất nhầy và giảm bớt sự kích ứng cổ họng do ho.

 

Lưu ý khi sử dụng các biện pháp tự nhiên để giảm ho 

Một số loại thảo mộc và thành phần trong thuốc ho siro thảo dược có thể gây ra tác dụng phụ. Ví dụ, cây thường xuân có thể gây ra viêm da tiếp xúc nặng ở một số người (đặc biệt là những người cũng phản ứng với cà rốt).

Cũng nên nhớ rằng vẫn còn thiếu các nghiên cứu về các biện pháp khắc phục ho tự nhiên. Nếu bạn đang nghĩ đến việc thử loại thuốc ho nào, trước tiên hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn để cân nhắc những ưu và khuyết điểm và để thảo luận xem nó có phù hợp với bạn hay không.

Điều quan trọng cần lưu ý là tự điều trị một căn bệnh và tránh hoặc trì hoãn việc chăm sóc chuẩn có thể để lại những hậu quả nghiêm trọng.

Nếu bạn có kế hoạch phẫu thuật nhưng lại bị ho, tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi sử dụng bất cứ một loại thực phẩm bổ sung nào. Một số thảo dược hoặc thành phần có thực phẩm chức năng có thể gây cản trở quá trình đông máu và nên ngưng dùng trong một khoảng thời gian trước và sau phẫu thuật.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top