✴️ Bệnh trĩ (Hạ trĩ) (P1)

Nội dung

ĐẠI CƯƠNG 

Theo Y học hiện đại, trĩ là những cấu trúc bình thường ở ống hậu môn. Bệnh trĩ là do những cấu trúc này bị chuyển đổi sang trạng thái bệnh lý do yếu tố cơ học làm giãn, lỏng lẻo hệ thống nâng đỡ gây sa búi trĩ và yếu tố mạch máu làm giãn mạch gây chảy máu. Nguyên nhân gây bệnh trĩ: táo bón thường xuyên, chế độ ăn uống không phù hợp, phụ nữ mang thai, đại tiện không đúng (nhịn đại tiện, rặn mạnh khi đại tiện), quan hệ tình dục qua đường hậu môn, tư thế làm việc không đúng (ngồi lâu, đứng nhiều, mang vác nặng…), người cao tuổi, thừa cân béo phì, các bệnh lý vùng hậu môn trực tràng. Chẩn đoán bệnh trĩ dựa vào các triệu chứng lâm sàng và soi hậu môn bằng ống cứng. Biểu hiện lâm sàng gồm 2 triệu chứng hay gặp nhất: đại tiện ra máu tươi và sa trĩ. Thăm và soi hậu môn-trực tràng có thể thấy trĩ nội (4 độ), trĩ ngoại, nếp da thừa, sa niêm mạc chuyển tiếp của vùng lược... 

Phân độ trĩ nội: gồm 4 độ theo Hiệp hội tiêu hóa Hoa Kỳ:

Độ 1: Đại tiện ra máu tươi chiếm 80 - 90%, chỉ đôi khi có hiện tượng khó chịu, không thoải mái. Các búi trĩ nhô lên thấy cương tụ máu nhưng không sa khi rặn.

Độ 2: Triệu chứng chính là đại tiện ra máu tươi, búi trĩ sa ra ngoài, khi đại tiện xong tự co lên. Búi trĩ sa khi rặn và tự co lên được.

Độ 3: Xuất hiện các búi trĩ nội khá lớn, đôi khi không còn rõ ranh giới giữa các búi trĩ nội và ngoại như vậy trở thành một búi trĩ hỗn hợp. Các búi trĩ sa khi rặn không tự co lên được, nhưng có thể đẩy vào được.

Độ 4: Các búi trĩ sa thường xuyên và không đẩy lên được.

Theo Y học cổ truyền, bệnh trĩ hậu môn nằm trong chứng Hạ trĩ. Các sách cổ chia làm 5 loại trĩ: Mẫu Trĩ, Tẫn Trĩ, Trường Trĩ, Mạch Trĩ, Huyết Trĩ. Sách “Tế Sinh Phương” viết: “Đa số do ăn uống không điều độ, uống rượu quá mức, ăn nhiều thức ăn béo, ngồi lâu làm cho thấp tụ lại, mót đi tiêu mà không đi ngay, hoặc là Dương minh phủ không điều hòa, quan lạc bị bế tắc, phong nhiệt không lưu thông gây nên ngũ trĩ”.

 

NGUYÊN NHÂN VÀ CƠ CHẾ BỆNH SINH THEO YHCT

Trong “Trung y ngoại khoa học giảng nghĩa” tóm tắt có các nguyên nhân sau: về ăn uống: ăn quá nóng, no đói thất thường, ăn đồ ăn sống lạnh, uống nhiều rượu, ăn béo ngậy, ăn quá cay; về chế độ sinh hoạt: đứng lâu, ngồi lâu, vác nặng đi xa...; nguyên nhân khác: ỉa chảy mạn tính, táo bón kéo dài, thể chất quá suy yếu, mang thai nhiều lần. Các nguyên nhân trên có thể làm khí huyết loạn hành, kinh lạc giao cắt dẫn đến huyết ứ, trọc khí hạ trú hậu môn gây nên trĩ. Ngoài ra, người bệnh sau khi mắc một số bệnh làm rối loạn chức năng của các tạng phủ như can, tâm, tỳ, thận (can khắc tỳ, can tâm thận âm hư, tâm tỳ hư...) gây khí hư, huyết ứ làm trung khí hư hạ hãm sinh ra hạ trĩ.

 

CÁC THỂ LÂM SÀNG VÀ ĐIỀU TRỊ BẰNG Y HỌC CỔ TRUYỀN

Với mỗi thể lâm sàng, tùy từng tình trạng bệnh lý của người bệnh, thầy thuốc kê đơn bài thuốc cổ phương, bài thuốc đối pháp lập phương, bài thuốc nghiệm phương để gia giảm thành phần, khối lượng các vị thuốc cổ truyền hoặc kê đơn các thành phẩm thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu cho phù hợp với chẩn đoán.

Thể nhiệt độc (tương ứng với trĩ nội độ 1, 2)

Triệu chứng:

Đại tiện có kèm theo máu tươi với nhiều mức độ chảy máu: thấm giấy vệ sinh, nhỏ giọt hoặc thành tia. Người nóng, hậu môn nóng, khối trĩ sa ra ít hoặc không sa, không chảy dịch, không chảy mủ. Tiểu vàng lượng ít, đại tiện táo kết, lưỡi đỏ rêu vàng. Mạch sác.

Chẩn đoán

Chẩn đoán bát cương: Lý thực nhiệt.

Chẩn đoán tạng phủ: Bệnh tại phủ đại trường, giang môn.

Chẩn đoán nguyên nhân: Bất nội ngoại nhân (nội thương).

Chẩn đoán bệnh danh: Hạ trĩ thể nhiệt độc.

Pháp:

Thanh nhiệt giải độc, thanh nhiệt lương huyết, chỉ huyết.

Phương: 

Điều trị dùng thuốc

Thuốc uống trong: 

Cổ phương: Hòe hoa tán (Bản sự phương)

Tán bột mịn, trộn đều. Mỗi lần uống 8-10g với nước sôi để nguội hoặc nước cơm.

Đối pháp lập phương: Lựa chọn các vị thuốc thuộc các nhóm thuốc theo pháp điều trị.

Nghiệm phương: (Thuốc Nam châm cứu)

Sài đất, Bồ công anh, Hoàng bá, Hòe hoa, Râu ngô, Rễ cỏ tranh mỗi vị 20g, nếu dùng tươi liều gấp 3. Sắc 2 - 3 lít nước uống trong ngày. Công dụng: thanh nhiệt giải độc, thanh nhiệt lương huyết, chỉ huyết. * Thuốc dùng ngoài:

Bột ngâm trĩ: Lá móng, Binh lang, Hoàng bá, Phèn phi. Lượng bằng nhau, tán bột ngâm hậu môn ngày 20 - 30g.

Kha tử, Phèn phi. Lượng bằng nhau, tán bột, ngâm hậu môn ngày 30g.

Hoặc các bài thuốc xông, các bài thuốc dùng ngoài của các cơ sở khám chữa bệnh đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Điều trị không dùng thuốc YHCT: 

Điện châm tả các huyệt: 

Lưu kim 20 - 30 phút/lần/ngày, từ 15 đến 20 ngày/liệu trình.

Điện mãng châm các huyệt:

Bách hội xuyên Thượng đình.

Đại trường du xuyên Tiểu trường du.

Trật biên xuyên Bạch hoàn du.

Thứ liêu xuyên Bạch hoàn du.

Tam âm giao xuyên Thừa sơn.

 Lưu kim 20 - 30 phút/lần/ngày, từ 15 đến 20 ngày/liệu trình.

Thủy châm các huyệt (thuốc theo y lệnh, có chỉ định tiêm bắp): 

Thủy châm ngày 01 lần, mỗi lần thủy châm vào 2 - 3 huyệt, 10 - 15 lần/liệu trình. Chú ý: Tổng số liệu trình điều trị có thể thay đổi tùy theo tình trạng bệnh lý của mỗi người bệnh.

Thể huyết ứ (tương ứng với trĩ tắc mạch)

Triệu chứng:

Búi trĩ sưng, chắc, đau nhức, tím sẫm màu, ấn đau, không chảy dịch, không chảy mủ. Đại tiện có máu tươi. Lưỡi tím, có điểm ứ huyết, rêu lưỡi mỏng trắng hoặc trắng nhớt. Mạch hoạt.

Chẩn đoán

Chẩn đoán bát cương: Lý thực.

Chẩn đoán tạng phủ: Bệnh tại giang môn.

Chẩn đoán nguyên nhân: Bất nội ngoại nhân.

Chẩn đoán bệnh danh: Hạ trĩ thể huyết ứ.

Pháp điều trị:

Hoạt huyết khứ ứ, hành khí chỉ huyết.

Phương: 

Điều trị dùng thuốc:

Thuốc uống trong: 

Cổ phương: Hoạt huyết địa hoàng thang: 

Sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần.

Gia giảm: táo bón gia Ma nhân 12g, Đại hoàng 04g

Đối pháp lập phương: Lựa chọn các vị thuốc thuộc các nhóm thuốc theo pháp điều trị.

Nghiệm phương (Thuốc Nam châm cứu):

Kê huyết đằng, Huyết giác, Trần bì, Ngưu tất, Bạch thược, Hoài sơn, Hòe hoa, Chỉ xác, Cỏ ngọt. Sắc 2 - 3 lít nước uống trong ngày.

Công dụng: hoạt huyết, hành khí, hóa ứ, lương huyết, chỉ huyết, ích khí thăng đề.

Thuốc dùng ngoài:

Bột ngâm trĩ: Lá móng, Binh lang, Hoàng bá, Phèn phi. Lượng bằng nhau, tán bột ngâm hậu môn ngày 20 - 30g.

Kha tử, Phèn phi. Lượng bằng nhau, tán bột, ngâm hậu môn ngày 30g.

Hoặc các bài thuốc xông, các bài thuốc dùng ngoài của các cơ sở khám chữa bệnh đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Điều trị không dùng thuốc: 

Điện châm tả các huyệt: 

Lưu kim 20 - 30 phút/lần/ngày, từ 15 đến 20 ngày/liệu trình.

Điện mãng châm các huyệt: như mục 1.4.2

Thủy châm các huyệt (thuốc theo y lệnh, có chỉ định tiêm bắp): 

Đại trường du (BL.25)                           Trật biên (BL.54)                          

Thủy châm ngày 01 lần, mỗi lần thủy châm vào 2 - 3 huyệt, 10 - 15 lần/liệu trình. Chú ý: Tổng số liệu trình điều trị có thể thay đổi tùy theo tình trạng bệnh lý của mỗi người bệnh.

Thể thấp nhiệt (tương ứng với trĩ viêm, loét)

Triệu chứng:

Vùng hậu môn đau, tiết nhiều dịch, trĩ sa ra ngoài khó đẩy vào, có thể có điểm hoại tử bề mặt búi trĩ, hoặc có điểm loét chảy dịch vàng hôi, đại tiện táo, lưỡi bệu nhớt, rêu vàng. Mạch hoạt sác.

Chẩn đoán

Chẩn đoán bát cương: Lý thực nhiệt.

Chẩn đoán tạng phủ: Đại trường, giang môn.

Chẩn đoán nguyên nhân: Nội nhân + Bất nội ngoại nhân.

Chẩn đoán bệnh danh: Hạ trĩ thể thấp nhiệt.

Pháp điều trị:

Thanh nhiệt lợi thấp, hoạt huyết chỉ thống.

Phương:  

Điều trị bằng thuốc:

Thuốc uống trong: 

Cổ phương: Hòe hoa tán 

Tán bột mịn, trộn đều, mỗi lần uống 8g với nước sôi để nguội hoặc nước cơm, ngày 2 lần. Có thể dùng làm thang, sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần.

Đối pháp lập phương: Lựa chọn các vị thuốc thuộc các nhóm thuốc theo pháp điều trị.

Nghiệm phương (Thuốc Nam châm cứu):

Hoàng bá, Bồ công anh, Sinh địa, Hòe hoa, Râu ngô, Thương truật, Cỏ ngọt. Sắc 2 - 3 lít nước uống trong ngày.

Công dụng: thanh nhiệt táo thấp, thanh nhiệt giải độc, lương huyết chỉ huyết, ích khí thăng đề.

Thuốc dùng ngoài:

Bột ngâm trĩ: Lá móng, Binh lang, Hoàng bá, Phèn phi. Lượng bằng nhau, tán bột ngâm hậu môn ngày 20 - 30g.

Kha tử, Phèn phi. Lượng bằng nhau, tán bột, ngâm hậu môn ngày 30g.

Hoặc các bài thuốc xông, các bài thuốc dùng ngoài của các cơ sở khám chữa bệnh đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Điều trị không dùng thuốc YHCT: 

Điện châm tả các huyệt: 

Lưu kim 20 - 30 phút/lần/ngày, từ 15 đến 20 ngày/liệu trình.

Điện mãng châm các huyệt: như mục 1.4.2

Thủy châm các huyệt (thuốc theo y lệnh, có chỉ định tiêm bắp): 

Đại trường du (BL.25)                           Trật biên (BL.54)

Chú ý: Tổng số liệu trình điều trị có thể thay đổi tùy theo tình trạng bệnh lý của mỗi người bệnh.

Thể khí huyết lưỡng hư (tương ứng trĩ hỗn hợp độ IV, trĩ lâu ngày gây thiếu máu)

Triệu chứng:

Đại tiện ra máu lâu ngày, hoa mắt chóng mặt, ù tai, mặt trắng nhợt, người mệt mỏi, đoản hơi. Rêu lưỡi trắng mỏng. Mạch trầm tế.

Chẩn đoán

Chẩn đoán bát cương: Lý hư hàn.

Chẩn đoán tạng phủ: Tỳ, Vị, Can, Thận, Đại trường, giang môn.

Chẩn đoán nguyên nhân: Bất nội ngoại nhân.

Chẩn đoán bệnh danh: Hạ trĩ thể khí huyết hư.

Pháp điều trị:

Bổ khí huyết chỉ huyết, ích khí thăng đề.

Phương: 

Điều trị dùng thuốc:

Thuốc uống trong: 

Cổ phương: Bổ trung ích khí thang 

Sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần.

Đối pháp lập phương: Lựa chọn các vị thuốc thuộc các nhóm thuốc theo pháp điều trị.

Nghiệm phương: (Thuốc Nam châm cứu).

Đảng sâm, Hoài sơn, Bạch thược, Trần bì, Hòe hoa, Sinh địa, Thục địa, Đương quy, mỗi vị 12g. Sắc uống trong ngày.

Công dụng: thanh nhiệt giải độc, thanh nhiệt lương huyết, chỉ huyết.

Thuốc dùng ngoài:

Bột ngâm trĩ: Lá móng, Binh lang, Hoàng bá, Phèn phi. Lượng bằng nhau, tán bột ngâm hậu môn ngày 20 - 30g.

Kha tử, Phèn phi. Lượng bằng nhau, tán bột, ngâm hậu môn ngày 30g.

Hoặc các bài thuốc xông, các bài thuốc dùng ngoài của các cơ sở khám chữa bệnh đã đượccác cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Điều trị không dùng thuốc: 

Điện châm bổ các huyệt: 

Lưu kim 20 - 30 phút/lần/ngày, từ 15 đến 20 ngày/liệu trình.

Điện mãng châm các huyệt: như mục 1.4.2

Thủy châm các huyệt (thuốc theo y lệnh, có chỉ định tiêm bắp): 

Thận du (BL.23)    

Trật biên (BL.54)

Cứu các huyệt:

Cứu 10 phút/lần, ngày 02 lần. 15 - 30 lần/liệu trình.

Chú ý: Tổng số liệu trình điều trị có thể thay đổi tùy theo tình trạng bệnh lý của mỗi người bệnh.

 

KẾT HỢP ĐIỀU TRỊ Y HỌC HIỆN ĐẠI

Thuốc tăng cường trương lực tĩnh mạch: 

Thuốc chứa Diosmin và hesperidine (500mg): uống 6 viên trong 4 ngày, rồi giảm 4 viên trong 3 ngày và 2 viên trong 7 ngày tiếp (đợt cấp).

Thuốc bôi hay viên đặt tại chỗ: chứa titanorein, lidocain…

Thuốc nhuận tràng, chống táo bón (nếu có): nhóm nhuận tràng thẩm thấu, nhóm nhuận tràng tăng khối lượng phân; hạn chế dùng nhóm nhuận tràng kích thích.

Ăn uống: chế độ ăn tăng rau, củ, quả, chất xơ, tránh táo bón; kiêng các chất cay, nóng, uống rượu, bia, thuốc lá, chất kích thích… Tránh ăn quá no hoặc quá đói. Uống nhiều nước.

Sinh hoạt: nghỉ ngơi hợp lý, tránh lao động thường xuyên ở tư thế ngồi lâu, đứng lâu, vệ sinh sạch vùng tầng sinh môn. Tập thói quen đại tiện vào giờ nhất định.

Thắt búi trĩ bằng vòng cao su: hiệu quả với trĩ nội độ I, II chảy máu. Tiêm xơ búi trĩ.

Phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ nội độ III, IV, trĩ ngoại lớn, trĩ tắc mạch, trĩ viêm nghẹt (theo chỉ định cụ thể của thày thuốc).

 

XEM TIẾP

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top