1. Hạt lanh
Hạt lanh là một trong những nguồn cung cấp dồi dào acid béo omega-3 có vai trò quan trọng đối với tuyến giáp. Thường xuyên ăn hạt lanh và dầu hạt lanh có thể giúp cải thiện chức năng tuyến giáp ở những người bị suy giáp, do đó có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh.
2. Eleuthero (Sâm Siberia)
Eleuthero là một loại thảo mộc có khả năng ảnh hưởng tới phần dưới đồi - tuyến yên - thượng thận và giúp cơ thể thích ứng với những tình huống căng thẳng. Thảo mộc này còn được cho là rất tốt đối với những người có vấn đề về thượng vị, thường gặp ở những bệnh nhân mắc bệnh về tuyến giáp và viêm tuyến giáp tự miễn.
3. Cây cúc dại (Echinacea)
Cây cúc dại có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch, do đó thường được sử dụng để điều trị một số bệnh nhiễm trùng như: Cảm lạnh, cảm cúm và viêm đường hô hấp… Thảo dược này cũng giúp cải thiện đáng kể tình trạng sức khỏe của những người mắc bệnh Graves và viêm tuyến giáp Hashimoto.
4. Cỏ giáp trạng (Bugleweed)
Cỏ giáp trạng được coi như một phương thuốc hiệu quả giúp điều trị và kiểm soát bệnh cường giáp. Loại cỏ này có chứa acid lithospermic có khả năng làm giảm một số loại hormone nhất định trong cơ thể, trong đó có hormone tuyến giáp thyroxine (T3). Vì vậy, sử dụng cỏ giáp trạng có thể giúp làm giảm một số triệu chứng thường gặp của bệnh cường giáp như: Đánh trống ngực, sút cân, thở dốc, lo lắng và run chân tay…
5. Tảo bẹ (Bladderwrack)
Tảo bẹ là một loại rong biển tự nhiên mọc nhiều ở vùng bờ biển phía Bắc nước Mỹ. Loại tảo màu nâu đỏ này chứa nhiều fucoidan, acid aliginic và iod, do đó rất tốt cho những người bị mắc bệnh về tuyến giáp.
Sử dụng tảo bẹ kết hợp với một số loại thảo mộc và chất bổ sung khác, cộng thêm việc thay đổi lối sống lành mạnh có thể giúp phục hồi sức khỏe cho người bị bệnh về tuyến giáp. Một số người thậm chí có thể ngừng hẳn việc sử dụng thuốc bổ sung hormone tuyến giáp với sự trợ giúp của loại thảo dược này, tất nhiên điều này vẫn cần có sự chỉ định và giám sát của bác sỹ.
6. Sâm Ấn Độ (Ashwagandha)
Một loại thảo dược được biết đến với nhiều lợi ích sức khỏe và thường được sử dụng trong y học Ấn Độ. Sâm Ấn Độ có thể giúp cơ thể chống lại stress bằng các ảnh hưởng đến trục hạ đồi - tuyến yên - thượng thận (HPA). Bên cạnh đó, nó còn giúp cải thiện hệ miễn dịch, chống viêm, tăng cường chức năng tuyến giáp.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh