Phương pháp điều trị sỏi thận tại nhà

Nội dung

1. Nước

Khi tống sỏi, tăng lượng nước bạn uống có thể giúp đẩy nhanh quá trình. Cố gắng uống 12 ly nước mỗi ngày thay vì 8 ly như bình thường.

Một khi sỏi được tống ra, bạn nên tiếp tục uống từ 8 đến 12 ly nước mỗi ngày. Mất nước là một trong những yếu tố nguy cơ chính của bệnh sỏi thận.

Chú ý đến màu nước tiểu của bạn. Nước tiểu nên có màu vàng nhạt. Nước tiểu màu vàng đậm là biểu hiện mất nước.

 

2. Nước chanh

Bạn có thể cho thêm chanh tươi vào nước của bạn thường xuyên nếu bạn muốn. Chanh có chứa citrate, là một chất giúp ngăn ngừa  hình thành sỏi canxi. Citrate cũng có thể phá vỡ sỏi nhỏ, cho phép chúng được đào thải ra ngoài dễ dàng hơn.

Nước chanh có rất nhiều lợi ích về sức khoẻ khác. Ví dụ như giúp ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn.

 

3. Nước húng quế

Nước húng quế có chứa axit axetic, giúp phá vỡ sỏi thận và giúp giảm đau. Nó cũng làm giảm nồng độ acid uric, làm giảm nguy cơ sỏi thận trong tương lai.

Sử dụng lá húng tươi hoặc khô để pha trà và uống vài tách trà mỗi ngày. Bạn cũng có thể thêm nước húng quế tươi hoặc thêm hung quế vào món smoothies yêu thích của mình.

Bạn không nên sử dụng nước húng quế trong hơn sáu tuần. Sử dụng nước húng quế trong thời gian dài có thể dẫn đến:

  • Hạ đường huyết
  • Hạ huyết áp thấp
  • Tăng chảy máu

 

4. Nước dấm táo

Dấm táo có chứa axit xitric. Axit xitric giúp tán sỏi thận. Dấm táo có thể giúp kiềm hóa máu và nước tiểu, tăng axit dạ dày để ngăn ngừa sự hình thành của sỏi mới. Ngoài việc làm sạch thận, dấm táo có thể giúp giảm đau do sỏi gây ra.

Để thu được những lợi ích này, hãy thêm 2 muỗng canh dấm táo vào 150-200ml nước tinh khiết. Uống hỗn hợp này suốt cả ngày.

Bạn không nên uống nhiều hơn một ly 200ml hỗn hợp này mỗi ngày. Nếu uống nhiều hơn, dấm táo có thể dẫn đến hạ kali máu và loãng xương.

Những người bị tiểu đường nên thận trọng khi uống hỗn hợp này. Kiểm tra mức đường trong máu của bạn cẩn thận trong cả ngày.

Bạn không nên uống hỗn hợp này nếu bạn đang dùng:

  • insulin
  • digoxin (Digox) thuốc lợi tiểu, chẳng hạn như spironolactone (Aldactone)

 

5. Nước ép cần tây

Nước ép cần tây làm sạch các độc tố góp phần hình thành sỏi thận. Nó cũng giúp tẩy sạch cơ thể để bạn có thể tiểu ra sỏi.

Trộn một hoặc nhiều muỗng nước ép cần tây với nước, và uống trong suốt cả ngày.

Bạn không nên uống hỗn hợp này nếu bạn bị:

  • bất kỳ rối loạn chảy máu nào
  • huyết áp thấp
  • sắp tiến hành phẫu thâutj

Bạn cũng không nên uống hỗn hợp này nếu bạn đang dùng:

  • levothyroxine (Synthroid)
  • lithium (Lithane)
  • thuốc tăng độ nhạy với ánh nắng, như isotretinoin (Sotret)
  • thuốc an thần, như alprazolam (Xanax)

 

6. Nước ép lựu

Nước ép lựu có thể giúp cải thiện chức năng thận tổng thể, cũng như làm sạch sỏi và những chất độc khác ra khỏi cơ thể.

Nước ép lựu cũng làm giảm mức axit trong nước tiểu của bạn. Mức độ axit thấp làm giảm nguy cơ sỏi thận trong tương lai.

Không có giới hạn cho việc uống nước lựu nên bạn có thể uống suốt cả ngày.

Bạn không nên uống nước ép lựu nếu bạn đang dùng:

  • thuốc chuyển hóa ở gan
  • thuốc điều trị huyết áp, chẳng hạn như chlorothiazide (Diuril) rosuvastatin (Crestor)

 

7. Nước luộc đậu tây

Nước từ đậu tây nấu chín giúp cải thiện sức khoẻ của hệ tiết niệu và thận nói chung. Nó cũng giúp đánh tan sỏi thận  và thải sỏi ra khỏi cơ thể. Đơn giản chỉ cần lọc chất lỏng từ đậu đã nấu chín và uống vài ly trong ngày.

 

8. Nước ép rễ bồ công anh

Rễ bồ công anh là một vị thuốc bổ thận để kích thích sản xuất mật. Nước ép bồ công anh giúp tăng cường loại bỏ chất thải, tăng lượng nước tiểu, và cải thiện tiêu hóa. Bồ công anh có chứa vitamin (A, B, C, D) và khoáng chất như kali, sắt, và kẽm.

Bạn có thể làm nước ép bồ công anh tươi hoặc mua dưới dạng túi trà. Nếu bạn uống tươi, bạn cũng có thể thêm vỏ cam, gừng, và táo để có thêm hương vị. Uống 3 đến 4 cốc trong suốt cả ngày.

Một số người gặp phải chứng ợ nóng khi ăn bồ công anh hoặc các bộ phận của nó.

Bạn không nên uống hỗn hợp này nếu bạn đang dùng:

  • Thuốc làm loãng máu
  • Thuốc kháng acid
  • kháng sinh
  • lithium (Lithane)
  • Thuốc lợi tiểu, như spironolactone (Aldactone)

Nếu bạn đang dùng thuốc, hãy nói chuyện với bác sĩ trước khi dùng chiết xuất rễ bồ công anh vì nó có thể tương tác với nhiều loại thuốc.

 

9. Nước ép cỏ lúa mì

Cỏ lúa mì mang theo nhiều chất dinh dưỡng và từ lâu đã được sử dụng để tăng cường sức khỏe. Cỏ lúa mì làm tăng lượng nước tiểu để giúp tống sỏi ra khỏi cơ thể. Nó cũng chứa các chất dinh dưỡng quan trọng giúp làm sạch thận.

Bạn có thể uống 60-200ml nước ép cỏ lúa mì mỗi ngày. Để ngăn ngừa các phản ứng phụ, hãy bắt đầu với lượng nhỏ nhất có thể và dần dần tăng lượng nước bạn uống mỗi ngày cho đến khi đủ 200ml.

Nếu không có nước ép cỏ lúa mỳ tươi, bạn có thể dùng thực phẩm chức năng cỏ lúa mì dưới dạng bột theo hướng dẫn.

Dùng cỏ lúa mì khi bụng đói có thể làm giảm nguy cơ buồn nôn. Trong một số trường hợp, nó có thể gây giảm cảm giác thèm ăn và táo bón.

 

10. Nước ép cỏ đuôi ngựa

Cỏ đuôi ngựa làm tăng lượng nước tiểu giúp làm sạch sỏi thận và có thể làm dịu tình trạng sưng và viêm. Nó cũng có tính chất kháng khuẩn và chất chống oxy hoá có thể hỗ trợ sức khoẻ của hệ tiết niệu.

Tuy nhiên, Phòng khám Cleveland cảnh báo về việc sử dụng cỏ đuôi ngựa. Bạn không nên sử dụng cỏ đuôi ngựa trong hơn sáu tuần. Có nguy cơ động kinh, giảm vitamin B, và giảm kali.

Bạn không nên sử dụng cỏ đuôi ngựa nếu bạn dùng lithium (Lithane), thuốc lợi niệu, hoặc thuốc trị bệnh tim như digoxin. Trẻ em và phụ nữ mang thai hoặc cho con bú không nên sử dụng cỏ đuôi ngựa. Do có chứa nicotine, không nên dùng nếu bạn đang sử dụng miếng dán nicotin hoặc cố gắng bỏ hút thuốc.

Bạn cũng không nên uống hỗn hợp này nếu bạn :

  • nghiện rượu
  • mắc bệnh tiểu đường
  • hạ kali máu
  • nồng độ thiamin trong cơ thể thấp

​​​​​​​

Gặp bác sĩ của bạn

Hãy đi khám bác sĩ nếu bạn không thể đi tiểu ra sỏi trong vòng sáu tuần hoặc nếu bạn bắt đầu xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng bao gồm:

  • đau nhiều
  • có máu trong nước tiểu của bạn
  • sốt
  • ớn lạnh
  • buồn nôn
  • nôn

Bác sĩ sẽ xác định xem bạn có cần dùng thuốc hay bất kỳ liệu pháp nào khác hay không.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top