Theo đông y, trái nhàu có vị chát, quy vào kinh thận, đại tràng, có tác dụng nhuận tràng, lợi tiểu, hoạt huyết, điều kinh. Theo đó, trái nhàu thường được dùng để chữa bệnh táo bón, khó tiểu, điều hòa kinh nguyệt, hạ sốt, chữa ho, hen suyễn, giúp tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng cho cơ thể.
Cây nhàu còn gọi là cây ngao, hoặc nhàu rừng, nhàu núi (Morinda citrifolia L. ), họ Cà phê (Rubiaceae) thuộc loại thân gỗ, cao khoảng 6 – 8 m. Thân cành nhẵn, cành non mập mạp có 4 cạnh, hơi dẹt, có rãnh màu lục hoặc nâu nhạt. Lá mọc đối, hình bầu dục, hoặc hình trứng. Cụm hoa mọc ở kẽ lá, màu trắng sau vàng nhạt. Quả thịt, hình trứng hoặc hình cầu, gồm nhiều quả hạch dính vào nhau. Khi chín có màu vàng hoặc hồng nhạt.
Ở Việt Nam, nhàu phân bố chủ yếu ở các tỉnh miền Trung, như Khánh Hòa, Bình Định… thường mọc hoang ở vùng rừng thứ sinh hoặc rừng phục hồi sau nương rẫy, thậm chí cả ở vùng rừng ven biển. Hiện nay có trồng nhiều nơi ở miền bắc như Hà Nội, Ba Vì, Thái Bình…. Nhàu thường được trồng ở vườn xen lẫn với các cây ăn quả khác. Từ nhàu có thể khai thác nhiều bộ phận để làm thuốc, như vỏ cây, rễ, lá, quả. Quả nhàu, thu hái khi quả đã già hoặc sắp chín, rửa sạch, để ráo nước, cắt thành từng khoanh tròn ngang quả dầy 5mm, phơi trong bóng râm cho khô, nơi thoáng gió, hoặc sấy nhẹ ở nhiệt độ 500C đến khô.
Vỏ rễ nhàu chứa thành phần moridon, a xít rubicloric, alizarin α – methyl ether và một số dẫn chất của hợp chất anthraquinon. Lá nhàu chứa iridoidglycosid. Quả nhàu có chất damnacanthal, tinh dầu, rutin, a xít asperulosid, nhiều nguyên tố vi lượng, trong đó có selen.
Rễ nhàu có tác dụng hạ huyết áp mạnh và kéo dài, ức chế nhẹ đối với hệ thần kinh trung ương, ức chế nhiều loại tế bào ung thư. Dịch chiết quả nhàu có tác dụng giảm sự tiết a xít ở dạ dày, tá tràng, rất có lợi cho các trường hợp viêm dạ dày thể đa toan hoặc trào ngược dịch dạ dày; hoặc viêm phế quản, hen suyễn, các bệnh tự miễn: viêm khớp dạng thấp, vẩy nến, bệnh luput ban đỏ…. Rễ nhàu có tác dụng giảm đau, chống viêm, hạ đường huyết.
Theo YHCT, quả nhàu có tác dụng nhuận tràng, lợi tiểu, điều kinh, hoạt huyết. Được dùng trị táo bón, tiểu tiện không thông, điều kinh, hạ sốt, chữa ho, hen. Ngoài ra, còn dùng với tính chất tăng cường miễn dịch, tăng sức đề kháng cho cơ thể. Rễ nhàu có tác dụng trừ phong thấp, nhuận tràng, dùng trị đau nhức xương khớp, trị tăng huyết áp, bồi bổ cho phụ nữ sau sinh yếu mệt.
Liều dùng, ngày dùng 10 – 12g, dạng thuốc sắc, ngâm rượu, phối hợp với các vị thuốc khác.
– Trị tăng huyết áp, lấy rễ nhàu, rửa sạch, phơi khô hoặc sấy khô, thái nhỏ, hãm hoặc sắc 10 – 20g, mỗi ngày ; nên uống vào buổi tối trước khi đi ngủ sẽ cho kết quả tốt hơn.
– Trị đau nhức lưng xương, đau dây thần kinh ngoại biên, lấy 100g rễ nhàu, ngâm trong 1 lít rượu 35 0 , sau 3 – 4 tuần lễ, có thể chiết lấy dịch ngâm. Tiếp tục thêm rượu chiết vài lần, gộp dịch chiết. ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần 20 – 30 ml trước bữa ăn.
– Trị táo bón, kích thích tiêu hóa, lợi tiểu, điều kinh, dùng quả nhàu chín ăn với muối, mỗi lần 3 – 5 quả.
– Trị kiết lỵ, lấy độ 3 – 5 quả nhàu đã già, nướng chín ăn, hoặc lấy 10 – 12g lá nhàu sắc uống. Cũng có thể phối hợp với 10g cỏ sữa để tăng thêm hiệu quả.
Bên cạnh những lợi ích trên thì tác dụng của quả nhàu khi được sử dụng dưới dạng nước gồm:
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh