Chi Magnolia L. có 12 loài ở Việt Nam, trong đó có một loài lai.
Theo nguyễn Tiến Bân (2003), cây dạ hợp mọc tự nhiên trong rừng thí sinh ở tỉnh Cao Bằng (Quảng Hoà); Vĩnh Phúc (Tam Đảo); Quảng Ninh (Hà Cối, Chúc Phai); Ninh Bình (Cúc Phương, Phúc Nhạc). Song trong quá trình điều tra dược liệu ở Việt Nam, chúng tôi chưa có dịp thu thập được mẫu cây từ hoang dại, mà chủ yếu thấy trồng làm cảnh ở đình, chùa hay rải rác ở các nhà dân (miền Bắc). Về vấn đề này, Võ Văn Chi (1997) cho rằng dạ hợp là cây nhập trồng từ Trung Quốc.
Dạ hợp là loại cây bụi nhỏ hoặc bụi lớn, phân cành nhiều. Cây ưa ẩm và ưa sáng, song cũng có thể hơi chụi bóng, khi được trồng ở vườn nhà. Dạ hợp ra hoa quả nhiều hằng năm, hoa nở vào sau nửa đêm, có mùi thơm và tự thụ phấn. Hiện tại chưa quan sát được cây con mọc từ hạt. Trong nhân dân, người ta thường trồng dạ hợp bằng cách chiết cành.
Bộ phận dùng:
Hoa và thân cây
Chủ yếu là nhóm chất lignan và neolignan.
Nụ hoa dạ hợp có vị cay, tính ấm, có tác dụng lý khí, khai khiếu, giải biểu, chỉ thống.
Nụ hoa dạ hợp hãm uống để giải cảm, thông mũi với liều 4-9g một ngày.Hoa thơm để ướp trà và trang trí.
Các bộ phận khác của cây dùng để chữa sốt, thấp khớp mạn tính, đòn ngã tổn thương, khí hư bạch đới, thấp khớp mạn tính, đòn ngã tổn thương, với 15-20g sắc uống.
Hoa thơm để ướp trà và trang trí.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh