Cây mọc hoang, rất phổ biến ở khắp nơi trong nước ta, miền núi cũng như đồng bằng. Còn thấy mọc ở Trung Quốc, Philippin. Người ta dùng lá tươi về nấu nước tắm ghẻ, mụn nhọt, lở loét. Thân và rễ thái mỏng phơi khô cũng được dùng làm thuốc.
Trong lá, vỏ quả có tinh dầu mùi thơm nhẹ dễ chịu.
Tác dụng kháng khuẩn: nước sắc lá ba chạc có tác dụng ức chế trực khuẩn lỵ Shigella ở nồng độ pha loãng.
Tác dụng lợi sữa: Trên mô hình diều chim bổ câu, cao cồn và nước sắc lá và cành non ba chạc, liều tính theo dược liệu khô là 10g/kg/ngày, uống 10 ngày làm cho tế bào biểu mô diều chim bồ câu chuyển sang hình đăng ten, trong đó có 1/5 số con đã hình thành tuyến sữa, tức là có tác dụng lợi sữa.
Độc cấp tính: Cao nước lá và cành non cho chuột nhắt trắng uống, đã xác định được LD50 là 300g/kg tính theo dược liệu khô, tức là có độc tính cấp rất thấp.
Ba chạc có vị đắng, mùi thơm, tính lạnh, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, trừ bệnh ôn nhiệt, trừ thấp, chống ngứa, giảm đau, lợi sữa
Dùng ngoài, chữa ghẻ, mụn nhọt, lở ngứa, chốc đầu. Ở Trung Quốc còn chữa vết thương
Thuốc bổ đắng (làm ăn ngon, dễ tiêu) đặc biệt cho phụ nữ sau khi đẻ: Ngày 8 – 10g lá hoặc 4 – 12g rễ, sắc uống.
Thuốc lợi sữa: Ngày 8 – 16g lá sắc uống nhiều ngày.
Thuốc điều kinh: Ngày 4 – 12g rễ, vỏ thân sắc uống
Chữa viêm họng, viêm amidan, ho, viêm loét lưỡi, miệng, viêm gan vàng da, viêm dạ dày: Ngày 12 – 20g lá tươi sắc uống Trường hợp viêm ở miệng thì ngậm và nuốt dần.
Chữa sốt, ngộ độc, háo khát, nước tiểu vàng nâu: Ngày 20g lá khô hoặc 40g lá tươi sắc uống.
Chữa phong thấp, viêm khớp, lưng gối đau nhức, tê bại, đau dây thần kinh hông: Ngày 20 – 40g rễ sắc uống hoặc rễ ba chạc, dây đau xương, câu đằng, tầm gửi cây dâu. Mỗi vị 20 – 30g, sắc uống.
Thuốc phòng cúm, bệnh truyền nhiễm, viêm não: Ba chạc (lá) 15g, rau má 30g, đơn buốt 15g, cúc chỉ thiên 15g. Sắc uống.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh