1. Mô tả
- Cây nhỏ, cao chừng 1m. Cành vươn dài, màu đỏ tía.
- Lá mọc đối, thuôn-trái xoan, gốc và đầu nhọn, dài 6-12 cm, rộng 1,2-4 cm, mặt trên xanh sẫm bóng, mặt dưới màu đỏ tía, mép khía răng; cuống lá dài 0,5-1 cm; lá kèm hình mác nhọn.
- Cụm hoa mọc ở kẽ lá và đầu cành gồm nhiều hoa đơn tính, cùng gốc hoặc khác gốc; hoa đực nhỏ dài, có 3 lá đài hình mác nhọn, 3 nhị; hoa cái to hơn, có 3 lá đài hình trái xoan nhọn, hơi khía răng ở mép, bầu hình trứng.
- Quả nang, có cạnh, đường kính khoảng 1 cm, khi chín nứt thành 3 mảnh vỏ; hạt hình cầu, màu nâu nhạt
- Mùa hoa quả: tháng 4-6
Phân biệt cây Đơn mặt trời và cây Đơn đỏ
Cây Đơn đỏ có tên khoa học là Ixora coccinea L. thuộc họ Cà phê. Cây này được dùng để là thuốc lợi tiểu, cảm sốt, đau nhức người
2. Phân bố, sinh thái
Đơn mặt trời là cây ưa sáng, ưa ẩm, thường được trồng ở vườn gia đình hay trong các vườn thuốc của các cơ sở y tế để làm cảnh và làm thuốc.
3. Bộ phận sử dụng
Lá và rễ thu hái quanh năm, phơi khô
4. Thành phần hóa học
Lá đơn mặt trời chứa flavonoid 1,5%, saponin, coumarin, anthranoid, tannin, đường khử.
5. Tính vị, công năng
Đơn mặt trời có vị cay, hơi đắng, tiêu độc có tác dụng khư phong, thanh nhiệt, thông kinh, hoạt lạc, chỉ thống
6. Công dụng
- Đơn mặt trời thường được dùng trong phạm vi nhân dan dùng làm thuốc chữa mẩn ngứa, tiêu chảy lâu ngày không khỏi, lỵ, đái ra máu. Ngày 10-20g sắc uống
- Ở Trung Quốc, đơn mặt trời dùng để chữa sởi, quai bị, viêm amidan, đau thắt ngực, đau thân, đau cơ.
Bài thuốc có đơn mặt trời
1. Chữa mẩn ngứa, mụn nhọt: Lá đơn mặt trời sao vàng, 40g. Sắc với 600ml nước còn 200ml. Chia 3 lần uống trong ngày.
2. Chữa tiêu chảy lâu ngày: Lá đơn mặt trời 15g, gừng nướng 1 miếng. Sắc với 600ml nước còn 200ml. Chia 2-3 lần uống trong ngày ( kinh nghiệm của nhân dân ở Huế)
3. Đại tiện ra máu, kiết lỵ: Lá đơn mặt trời 1 năm. Sắc đặc uống
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh
facebook.com/BVNTP
youtube.com/bvntp